Phòng Quản lý khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế
Địa chỉ:119, Ấp Bắc, Phường 5, TP. Mỹ Tho – Tiền Giang
Điện thoại liên hệ:
Email:
17-09-2024
Ngày 11/9/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức cuộc họp Hội đồng tư vấn đánh giá và nghiệm thu kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đề tài KH&CN cấp tỉnh): “Áp dụng mô hình CDIO để xây dựng các chương trình đào tạo tiên tiến nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tiền Giang” do tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh – Nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường làm chủ nhiệm đề tài.
Thành viên tham gia: TS. Dương Văn Hiếu (Thư ký đề tài), ThS. Trần Thế Hiệp, ThS. Nguyễn Vân Ngọc Phượng, ThS. Hồ Công Xuân Vũ Ý, TS Nguyễn Thanh Trang (Thành viên chính thường trực), ThS. Nguyễn Vĩnh Toàn, TS. Nguyễn Ngọc Thắng, ThS. Nguyễn Văn Nối, ThS. Võ Thị Trúc Giang, ThS. Huỳnh Thị Ngọc Phượng, ThS. Nguyễn Anh Tuấn, ThS. Ngô Thanh Phong, ThS. Nguyễn Văn Hiếu, TS. Lê Thị Kim Loan, TS. Đoàn Thị Ngọc Thanh, TS. Trương Khắc Hiếu, ThS. Lê Hoàng Ân, ThS. Đinh Hữu Hạnh, ThS. Hồ Đoàn Thùy Mỹ Châu, TS.Trương Quốc Tất (Thành viên chính), ThS. Phạm Đỗ Trang Minh, ThS. Lý Thiên Trang, ThS. Trương Thị Ngọc Phương (Thành viên)
Hội đồng gồm có: Tiến sĩ Lê Quang Khôi – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng; Phó giáo sư Tiến sĩ Bùi Hoài Thắng – Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP HCM, Ủy viên Phản biện 1; Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường - Trưởng khoa Công nghệ hóa học Trường Đại học Công nghiệp TP HCM, Ủy viên Phản biện 2; Thạc sĩ Nguyễn Đoàn Thanh Tuyết - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy viên; Thạc sĩ Nguyễn Duy Khương – Trưởng phòng phòng Kinh tế, Văn phòng UBND tỉnh Tiền Giang, Ủy viên; Thạc sĩ Phan Hà – Trưởng phòng phòng Quản lý Khoa học, Sở KH&CN, Ủy viên; Thạc sĩ Nguyễn Minh Nhựt Quang - Phó trưởng phòng Quản lý Khoa học, Sở KH&CN, Ủy viên; Kỹ sư Nguyễn Hữu Nhiều - Chuyên viên phòng Quản lý Khoa học, Sở KH&CN, Thư ký hành chính
Về phía Trường đại học Tiền Giang – Đại diện cơ quan chủ trì và đơn vị ứng dụng tham dự cuộc họp gồm có Tiến sĩ Lê Minh Tùng - Phó Hiệu trưởng và Tiến sĩ Cao Nguyên Thi – Trưởng phòng phòng Quản lý Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế.
Tính mới của đề tài: (1) Vận dụng Khung trình độ Quốc gia vào CTĐT ở Trường ĐH Tiền Giang; (2) Xây dựng Triết lý GD của Trường ĐH Tiền Giang; (3) Xây dựng chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu thị trường lao động ngành ở Tiền Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung; (4) Xây dựng CTĐT đáp ứng CĐR, khả thi với khả năng của Trường ĐHTG (một trường thuộc địa phương); (5) Phân bổ CĐR của CTĐT vào CĐR của các học phần với từng mức năng lực phù hợp để giảng dạy theo CĐR ở Trường ĐH Tiền Giang; (6) Đánh giá được năng lực người học ở Trường ĐH Tiền Giang theo CĐR; (7) Thông qua việc thực hiện đề tài này, sẽ giúp người học ở Trường Đại học Tiền Giang phát triển hơn về kỹ năng và năng lực nghề nghiệp cần thiết, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của xã hội nói chung và yêu cầu của thị trường lao động nói riêng.
Trải qua 36 tháng nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài đã đạt được các mục tiêu và sản phẩm đề ra cụ thể là:
Về mục tiêu: Áp dụng tiếp cận CDIO để thiết kế quy trình phát triển CTĐT đáp ứng chuẩn đầu ra (CĐR) cho Trường ĐHTG. Đồng thời sử dụng quy trình phát triển CTĐT của đề tài để phát triển thành công 15 CTĐT tích hợp cho 15 ngành học đang đào tạo đáp ứng CĐR và đưa vào tổ chức đào tạo ở Trường ĐHTG từ năm học 2023-2024 theo 15 CTĐT tích hợp.
Về sản phẩm: (1) Báo cáo chuyên đề 1: Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất triết lý giáo dục và quy trình xây dựng chương trình đào tạo cho Trường ĐHTG; (2) Báo cáo chuyên đề 2: Nhu cầu nguồn nhân lực của các ngành nghề, đối sánh năng lực đào tạo của Trường ĐHTG đối với các ngành học tương ứng; (3) Các tài liệu hướng dẫn phát triển CTĐT đáp ứng CĐR tại Trường ĐHTG; (4) Quy trình phát triển CTĐT đáp ứng CĐR cho Trường ĐHTG; (5) CĐR mới của 15 ngành đào tạo; (6) CTĐT tích hợp của 15 ngành đào tạo; (7) Hơn 600 đề cương chi tiết học phần thuộc các CTĐT mới; (8) 02 bài báo khoa học đã được xuất bản; (9) 01 phần mềm khảo sát ý kiến các bên liên quan về CĐR và khung CTĐT.
Ngoài ra, nhóm đề tài còn đạt được một số kết quả khác như: (1) Sản phẩm của đề tài giúp xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng đào tạo tốt hơn trong quá trình đào tạo ở Trường ĐHTG. (2) Việc thực hiện xây dựng thành công 15 CTĐT tích hợp đáp ứng CĐR là một bước thực nghiệm để Trường ĐHTG mạnh dạn tiếp nhận các công nghệ đào tạo tiên tiến trên thế giới áp dụng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. (3) Nâng cao năng lực phát triển chương trình đào tạo, năng lực giảng dạy và kỹ năng đánh giá người học của giảng viên sau khi thực hiện đề tài. (4) Xây dựng cơ sở để các bên liên quan kiểm tra sự phù hợp và đánh giá hiệu quả của các CTĐT.
Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng đánh giá tốt kết quả của đề tài, tính hiệu quả của nhiệm vụ và nhất trí xếp loại "Đạt".
Hồng Vân - Phòng QLKHCN & HTQT
Phòng Quản lý khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế