09-06-2025
Ngày 29/5/2025, Trường Đại học Tiền Giang đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH SV: "Đánh giá hiệu quả của cao Diệp hạ châu (Phyllanthus Urinaria L) lên khả năng sinh trưởng trên gà ác giai đoạn 1 - 5 tuần tuổi" do sinh viên Dương Thị Quế Trân (Lớp Đại học Chăn nuôi 21
Hội đồng nghiệm thu gồm có: Tiên sĩ Bùi Quang Thịnh, Phó trưởng phòng QLKHCN&HTQT, Chủ tịch hội đồng cùng các thành viên khác như: Tiến sĩ Trần Thị Minh Tú, Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Hồng, Thạc sĩ Trần Hoàng Diệp và Thạc sĩ Lê Minh Thuận.
Trong những năm gần đây, tổng đàn gia cầm tại Việt Nam có xu hướng gia tăng rõ rệt. Giai đoạn 2019 – 2021, đàn gà chiếm 21,7% và đến năm 2022 tăng lên 23,6% trong cơ cấu chăn nuôi cả nước. Trong các loại thịt gia cầm, thịt gà Ác được đánh giá cao nhờ hương vị thơm ngon, ngọt đậm, thường được sử dụng trong các món ăn kết hợp với dược liệu, đặc biệt là món “gà Ác hầm thuốc Bắc” – một món ăn truyền thống có giá trị dinh dưỡng cao, hỗ trợ bồi bổ cơ thể. Gà Ác thương phẩm có thời gian nuôi ngắn (khoảng 4 tuần), cho năng suất cao và là nguyên liệu phổ biến trong chế biến thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu về tốc độ tăng trưởng, khả năng kháng bệnh và thích nghi với điều kiện môi trường, người chăn nuôi thường sử dụng kháng sinh bổ sung vào thức ăn và nước uống nhằm kích thích tăng trưởng và phòng trị bệnh. Các nhóm kháng sinh như tetracycline, penicillin, streptomycin, bactrican thường được sử dụng với liều lượng từ 2–50 g/tấn thức ăn để tăng trưởng, thậm chí có thể tăng lên đến 200 g/tấn để phòng bệnh . Khảo sát tại 100 trại chăn nuôi cho thấy có tới 20 loại kháng sinh được sử dụng, trong đó doxycycline được sử dụng tại 100% trại, tiếp theo là colistin (62%), ampicillin (61%) và tylosin (47%) .
Việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như tồn dư kháng sinh trong thịt, sự xuất hiện của vi khuẩn kháng thuốc và nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Trước thực trạng đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết định số 2625/QĐ-BNN-TY ngày 21/06/2017 về “Kế hoạch hành động quốc gia quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017–2020”. Theo quy định này, từ ngày 01/01/2018, việc sử dụng kháng sinh như chất kích thích sinh trưởng đã bị cấm hoàn toàn.
Đặc biệt, theo lộ trình mới nhất, kể từ ngày 01/01/2026, việc sử dụng kháng sinh với mục đích phòng bệnh trong chăn nuôi cũng sẽ bị cấm hoàn toàn. Kháng sinh chỉ được phép sử dụng khi vật nuôi mắc bệnh và có chỉ định điều trị của bác sĩ thú y. Đây là bước tiến quan trọng trong nỗ lực giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc và đảm bảo an toàn thực phẩm bền vững (Bộ NN&PTNT, 2024).
Trước yêu cầu cấp thiết về việc tìm kiếm các giải pháp thay thế kháng sinh, việc ứng dụng các cao sinh học, chiết xuất thực vật, probiotic, enzyme và thảo dược đang được chú trọng. Trong đó, Diệp hạ châu – một loại thảo dược có đặc tính kháng viêm, giải độc và tăng cường miễn dịch – đang được nghiên cứu như một giải pháp tiềm năng giúp nâng cao sức đề kháng và hiệu suất tăng trưởng cho gia cầm.
Hội đồng thống nhất đánh giá xếp loại TỐT, làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo.
Như Ngà - Phòng QLKHCN&HTQT.
Phòng Quản lý khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế