08-07-2018
Ngày 21/6/2018, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh đề ra Chương trình số 06/Ctr-LĐLĐ về nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính, tài sản Công đoàn: phục vụ tốt cho phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn Vững mạnh.
Thực hiện Luật Công đoàn năm 2012, các Quyết định, văn bản quy định, hướng dẫn công tác tài chính của Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Nghị quyết Đại hội X Công đoàn Tiền Giang, nhiệm kỳ 2018-2023; Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh đề ra Chương trình thực hiện công tác tài chính Công đoàn giai đoạn từ năm 2018- 2023 như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
1. Mở rộng các nguồn thu, không để thất thu tài chính Công đoàn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, nhất là nguồn thu đoàn phí và kinh phí Công đoàn đối với các đơn vị thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các khoản thu khác để bảo đảm cân đối thu-chi và có tích lũy.
2. Từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ Kế toán Công đoàn; thực hiện tốt công tác thu, chi, phân phối, quản lý tài chính, tài sản của tổ chức Công đoàn.
3. Tạo điều kiện vật chất để tổ chức công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và góp phần thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
4. Đáp ứng kịp thời yêu cầu chi hoạt động theo kế hoạch của Ban Chấp hành Công đoàn từng cấp đề ra.
2. Chỉ tiêu cụ thể
2.1. Đối với công tác thu:
- Kinh phí Công đoàn và đoàn phí: Hàng năm thu đạt 100% so dự toán được duyệt và tăng ít nhất 15% so với số thu năm trước liền kề.
- Thu khác:
+ Đối với Liên đoàn Lao động tỉnh phấn đấu hàng năm thu từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
+ Đối với LĐLĐ các huyện, thành phố, thị xã phấn đấu hàng năm thu từ 100.000.000 đồng trở lên; Công đoàn các ngành, Công đoàn Viên chức, Công đoàn các KCN phấn đấu hàng năm thu từ 50.000.000 đồng trở lên.
+ Đối với cấp Công đoàn cơ sở, hàng năm tích cực vận động chuyên môn hỗ trợ để tăng nguồn thu Quỹ Công đoàn.
2.2. Đối với công tác chi:
Phân bổ ưu tiên cho các khoản chi chủ yếu sau:
- Các khoản chi tiền lương, phụ cấp, các khoản phải nộp BHXH, BHYT cho đội ngũ cán bộ Công đoàn Chuyên trách.
- Chi huấn luyện, đào tạo cán bộ Công đoàn. Hàng năm, ít nhất 15%/tổng số chi theo dự toán được duyệt của mỗi Công đoàn cấp trên cơ sở.
- Chi khen thưởng cao nhất 8%/tổng số chi theo dự toán được duyệt của mỗi Công đoàn cấp trên cơ sở (không bao gồm kinh phí khen thưởng thu kinh phí Công đoàn).
- Phấn đấu mỗi năm tiết kiệm chi hoạt động (không bao gồm kinh phí khoán chi theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Hướng dẫn số 1356/HD-TLĐ ngày 17/8/2006 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về hướng dẫn thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Công đoàn) tích lũy để đầu tư xây dựng 01 trụ sở làm việc cho Liên đoàn Lao động cấp huyện.
- Thực hiện tiết kiệm chi 10% theo Nghị quyết 9c/NQ-BCH ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ( Khóa XI). Về điều chỉnh giảm tỷ trọng chi hành chính, hoạt động phong trào tại các cấp Công đoàn để tạo nguồn kinh phí cho đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các Khu công nghiệp. khu chế xuất.
- Thực hiện tốt Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Quy định về Quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính Công đoàn.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Thực hiện phân cấp tài chính toàn diện cho các cấp Công đoàn, nhằm tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính Công đoàn của từng cấp theo đúng tinh thần Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Quy định về Quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính Công đoàn
2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải chủ động, tích cực thường xuyên kiểm tra, khảo sát thống kê nắm chắc số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tổng quỹ tiền lương của từng cơ quan trên địa bàn, có đối chiếu, so sánh với số liệu của cơ quan Bảo hiểm xã hội, Tài chính, Thuế để chống thất thu kinh phí, đoàn phí Công đoàn.
3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải chủ động, tích cực thường xuyên kiểm tra, khảo sát thống kê nắm chắc số lượng người lao động, tổng quỹ tiền lương của từng doanh nghiệp trên địa bàn, có đối chiếu, so sánh với số liệu của cơ quan Bảo hiểm xã hội để đôn đốc các doanh nghiệp trích nộp 2% Kinh phí Công đoàn về tài khoản Công đoàn Việt Nam qua Ngân hàng Vietinbank.
4. Đưa công tác thu, chi, quản lý tài chính Công đoàn vào chỉ tiêu thi đua hàng tháng của các Công đoàn cấp trên cơ sở; trong năm nếu thu kinh phí, đoàn phí không đạt dự toán được duyệt thì đồng chí Chủ tịch Công đoàn cấp đó không được xét khen thưởng theo tinh thần Quyết định 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Quy định về Quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính Công đoàn
5. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát của UBKT Công đoàn các cấp, đảm bảo các nội dung chi đúng qui định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với LĐLĐ tỉnh
- Chủ động phối hợp với các ngành Tài chính, Kho bạc nhà nước, thuế, Bảo hiểm xã hội để ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thu, trích nộp, hạch toán kinh phí Công đoàn. Đồng thời hàng năm, chủ động phối hợp với Ngành thuế, BHXH tổ chức sơ kết Công tác phối hợp trong việc thu kinh phí Công đoàn đối với các đơn vị ngoài Nhà nước.
- Phối hợp với Ngân hàng Vietinbank trong công tác thu 2% Kinh phí Công đoàn của doanh nghiệp trên địa bàn.
- Chủ động đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách nhà nước hỗ trợ các hoạt động “Đón tết cùng công nhân”, “Tháng quốc gia An toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, Tháng công nhân”, chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho CNVCLĐ …
- Xây dựng các giải pháp thực hiện tiết kiệm chi 10% theo Nghị quyết 9c/NQ-BCH ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ( Khóa XI). Về điều chỉnh giảm tỷ trọng chi hành chính, hoạt động phong trào tại các cấp Công đoàn để tạo nguồn kinh phí cho đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các Khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Hằng năm tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá công tác tài chính Công đoàn.
2. Đối với LĐLĐ cấp huyện, Công đoàn ngành
- Chủ động phối hợp với các phòng Tài chính, Kho bạc nhà nước, Chi cục thuế, Bảo hiểm xã hội huyện để ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thu, trích nộp, hạch toán kinh phí Công đoàn. Đồng thời hàng năm, chủ động phối hợp với Chi Cục thuế, BHXH tổ chức sơ kết Công tác phối hợp trong việc thu kinh phí Công đoàn đối với các đơn vị ngoài Nhà nước.
- Phối hợp với Ngân hàng Vietinbank trong công tác thu 2% Kinh phí Công đoàn của doanh nghiệp trên địa bàn.
- Xây dựng các giải pháp thực hiện tiết kiệm chi 10% theo Nghị quyết 9c/NQ-BCH ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ( Khóa XI). Về điều chỉnh giảm tỷ trọng chi hành chính, hoạt động phong trào tại các cấp Công đoàn để tạo nguồn kinh phí cho đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các Khu công nghiệp, khu chế xuất.
3. Đối với Công đoàn cơ sở
- Thực hiện thu kinh phí Công đoàn theo đúng Luật Công đoàn năm 2012, Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013của Chính phủ, quy định chi tiết về tài chính Công đoàn; Quyết định 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Quy định về Quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính Công đoàn và Quyết định số 1910/QĐ- TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Quy định thu, chi, quản lý tài chính Công đoàn .
- Xây dựng các giải pháp thực hiện tiết kiệm chi 10% theo Nghị quyết 9c/NQ-BCH ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ( Khóa XI). Về điều chỉnh giảm tỷ trọng chi hành chính, hoạt động phong trào tại các cấp Công đoàn để tạo nguồn kinh phí cho đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các Khu công nghiệp, khu chế xuấ
- Thực hiện chế độ báo cáo dự toán. Báo cáo quyết toán tài chính Công đoàn theo đúng quy định của Liên đoàn Lao động tỉnh và Công đoàn cấp trên trực tiếp.
Giao Ban Tài chính LĐLĐ tỉnh tham mưu, theo dõi việc chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt Chương trình này. Hàng năm, các cấp Công đoàn có sơ kết đánh giá, biểu dương, khen thưởng những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt.
VĨNH SƠN