.: Nghiên cứu chế biến sản phẩm trà túi lọc và nước uống lên men từ đế nấm đông trùng hạ thảo :. 

Thông báo

>> xem thêm

Giới thiệu

Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm
Địa chỉ:119, Ấp Bắc, Phường 5, TP. Mỹ Tho – Tiền Giang
Điện thoại liên hệ:
Email:

Chia sẻ

Nghiên cứu chế biến sản phẩm trà túi lọc và nước uống lên men từ đế nấm đông trùng hạ thảo

03-05-2024

Ngày 20/4/2023, Trường Đại học Tiền Giang đã tổ chức xét duyệt thuyết minh Nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ “Nghiên cứu chế biến sản phẩm trà túi lọc và nước uống lên men từ đế nấm đông trùng hạ thảo” do ThS. Phạm Đỗ Trang Minh – Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm làm chủ nhiệm nhiệm vụ.

Hội đồng xét duyệt do TS. Lê Minh Tùng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tiền Giang làm Chủ tịch cùng với sự tham gia của các thành viên khác bao gồm TS. Nguyễn Ái Thạch, ThS. Lê Văn Tặng (Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm), TS. Dương Thị Cẩm Nhung (Viện Cây ăn quả Miền Nam), ThS. Đặng Như Ngà (Phòng Quản lý Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế).

Đông trùng hạ thảo tươi nguyên đế là sản phẩm gồm 2 phần: phần đế Đông trùng hạ thảo và quả thể đông trùng hạ thảo tươi nằm ở phía trên. Đế đông trùng hạ thảo là phần giá để nuôi sống con đông trùng hạ thảo. Đây là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng giúp đông trùng hạ thảo có thể sinh trưởng và phát triển. Phần giá đế của đông trùng hạ thảo được tạo ra từ gạo lứt và các loại dưỡng chất thiết yếu khác. Sau khi cắt đi phần quả thể, đế đông trùng hạ thảo cũng được lưu trữ, so với quả thể đông trùng hạ thảo tươi, phần đế có giá thành rẻ hơn. Do đế đông trùng hạ thảo tuy vẫn chứa nhiều dưỡng chất nhưng hàm lượng dược tính không được cao. Hương vị của đế đông trùng hạ thảo cũng khác so với phần quả thể đông trùng hạ thảo. Thông thường phần này của Đông trùng hạ thảo sẽ được sử dụng để ngâm rượu, phơi khô pha trà hoặc nấu cháo.

Hiện nay, các sản phẩm từ quả thể đông trùng hạ thảo rất nhiều nhưng hầu chưa chưa có nghiên cứu nào từ đế nấm được công bố và chưa sản phẩm từ nguồn nguyên liệu này trên thị trường. Ngoài ra, giá thành của nguồn đế nấm cũng tương đối rẻ, việc tận dụng nguồn nguyên liệu đế nấm đông trùng để sản xuất một số sản phẩm trà túi lọc, nước uống lên men, chế phẩm bột đế nấm giúp tận dụng nguồn phụ phẩm của quá trình thu hoạch nấm đồng thời chế phẩm bột có thể bổ sung vào một số loại bánh như bánh quy, bánh bao, bánh mì,… nhằm mục đích tận dụng nguồn dinh dưỡng, nâng cao giá trị thương phẩm và đa dạng hóa sản phẩm từ nguồn nguyên liệu này.

Đề tài được tiếp cận theo hướng nghiên cứu lý thuyết - thử nghiệm. Từ việc nghiên cứu các nguồn tài liệu liên quan đến các hợp chất có trong đế nấm đông trùng hạ thảo và sử dụng đế nấm đông trùng hạ thảo để chế biến thành 2 sản phẩm là trà túi lọc và nước lên men có chứa các hoạt chất sinh học và khả năng chống oxy hóa tốt nâng cao sức khỏe người tiêu dùng.

Hội đồng xét duyệt đã tiến hành thẩm định các nội dung chi tiết của thuyết minh và đã có nhiều ý kiến đóng góp những điểm cần lưu ý chỉnh sửa để hoàn thiện. Hội đồng nhất trí thông qua triển khai thực hiện đề tài trong thời gian tới.   

NHƯ NGÀ

Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm