.: Xét duyệt thuyết minh đề tài NCKH “Nghiên cứu quy trình chế biến gạo mầm từ gạo VD20 có bổ sung lá dứa” :. 

Thông báo

>> xem thêm

Giới thiệu

Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm
Địa chỉ:119, Ấp Bắc, Phường 5, TP. Mỹ Tho – Tiền Giang
Điện thoại liên hệ:
Email:

Chia sẻ

Xét duyệt thuyết minh đề tài NCKH “Nghiên cứu quy trình chế biến gạo mầm từ gạo VD20 có bổ sung lá dứa”

07-05-2024

Ngày 19/3/2024, Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Tiền Giang đã tổ chức Hội đồng xét duyệt thuyết minh đề tài NCKH sinh viên “Nghiên cứu quy trình chế biến gạo mầm từ gạo VD20 có bổ sung lá dứa” do sinh viên Thái Thị Yến Vy (Lớp Đại học CNTP 22A, Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm). Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Lê Thị Kim Loan (Trưởng khoa Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm).

Thành viên tham gia hội đồng xét duyệt gồm: Tiến sĩ Cao Nguyên Thi - Trưởng phòng Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế - Chủ tịch Hội đồng; Thạc sĩ Nguyễn Thành Nhân, Thạc sĩ Phạm Đỗ Trang Minh, Tiến sĩ Nguyễn Tấn Hùng - Giảng viên Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm, Thành viên Hội đồng; Thạc sĩ Lê Minh Thuận - Chuyên viên Phòng Quản lý Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế - Thư ký hội đồng.

Gạo lứt chứa nhiều thành phần dinh dưỡng hơn so với gạo đã xát trắng. Một số thành phần trong gạo lứt còn có thể ngăn ngừa và điều trị một số bệnh như tim mạch, tiểu đường…Cơm gạo lứt dần trở nên phổ biến trong các bữa ăn của nhiều nhà hiện nay. Tuy nhiên, gạo lức không hấp dẫn vì thời gian nấu lâu, cơm gạo lứt có cấu trúc cứng và có vị không hấp dẫn như cơm gạo trắng. Để cải thiện chất lượng gạo lứt cần phải có phương pháp chế biến thích hợp tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và cảm quan cao làm tăng giá trị xuất khẩu. Quá trình nảy mầm gạo lứt làm cải thiện chất lượng của gạo, gạo trở nên mềm hơn. Ngoài ra, gạo mầm chứa nhiều dinh dưỡng như: vitamin E, niacin, vitamin B1, B6, các chất chống oxy hóa và đặc biệt là gamma amino butyric acid (GABA) cao gấp 10 lần so với gạo trắng đã qua xay xát và gấp 4 lần so với gạo lứt.

Vì vậy việc tìm ra loại gạo có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao để phục vụ cho quá trình nghiên cứu gạo mầm là điều rất cần thiết. Trong đó, gạo VD20 là loại gạo thơm, ngắn ngày có nguồn gốc từ Đài Loan, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam đưa về khảo nghiệm tại Tiền Giang vào năm 1996. Trong gạo VD20 hàm lượng amylose khoảng 18,4%, protein cao nên rất thích hợp để làm gạo mầm.

Lá dứa có thành phần hóa học chủ yếu là nước, chất xơ cùng một số hợp chất như Glycoside, Alkaloid và đặc biệt là flavonoid. Các hợp chất cũng như các khoáng chất trong lá có công dụng rất tốt đối với sức khỏe của người dùng.

Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng xét duyệt đã có những ý kiến đóng góp cho đề tài những điểm cần lưu ý chỉnh sửa để hoàn thiện. Chủ tịch Hội đồng đề nghị tác giả tiếp thu toàn bộ các góp ý của hội đồng và nhất trí thông qua./.

 

                                                  

                                                    Như Ngà – Phòng QLKHCN&HTQT

Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm