.: Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên “Nghiên cứu quy trình Phát hiện vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) trên tôm bằng phương pháp PCR” :. 

Tag

PCR;

Thông báo

>> xem thêm

Giới thiệu

Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm
Địa chỉ:119, Ấp Bắc, Phường 5, TP. Mỹ Tho – Tiền Giang
Điện thoại liên hệ:
Email:

Chia sẻ

Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên “Nghiên cứu quy trình Phát hiện vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) trên tôm bằng phương pháp PCR”

03-05-2024

Ngày 23/04/2024, Phòng QLKHCN&HTQT đã tổ chức đánh giá kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Trường:“ Nghiên cứu quy trình Phát hiện vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) trên tôm bằng phương pháp PCR” do sinh viên Đỗ Thị Thủy Tiên làm chủ nhiệm cùng với sự tham gia của sinh viên Nguyễn Hùng Triệu và Nguyễn Thị Ánh Ngọc (lớp Đại học Công nghệ Sinh học 21, Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm), dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Đoàn Thị Ngọc Thanh - Phó trưởng khoa Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm.

Hội đồng xét duyệt do TS. Lê Thị Kim Loan (Trưởng khoa Khoa NN&CNTP) làm chủ tịch cùng các thành viên khác, gồm: TS. Lê Thị Như Thảo, ThS. Huỳnh Thị Huế Trang, ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo (Giảng viên Khoa NN&CNTP) và ThS. Lê Thị Hồng Vân – Giảng viên Phòng QLKHCN&HTQT, Trường Đại học Tiền Giang

Tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài:

        Hiện nay, nghề nuôi tôm đang là một trong những ngành nghề đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tôm không chỉ đem lại nguồn kinh tế cho người dân mà còn phục vụ nhu cầu cho người tiêu dùng. Trong những năm qua, tôm đã đem lại thu nhập hàng tỷ đô la và mang đến cuộc sống ấm êm cho những hộ nuôi tôm ở những vùng quê nghèo. Bên cạnh những thuận lợi mà nghề nuôi tôm mang lại thì hiện nay người dân đang đối mặt với vấn đề bệnh xuất hiện tôm nuôi như: bệnh đốm trắng (WSSD), bệnh vi bào tử trùng (EHP), bệnh phân trắng (WFD), bệnh đầu vàng (YHD)…. hiên đang gây nhiều khó khăn cho người nuôi tôm.

Bệnh vi bào tử trùng  (Microsporidian) do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) thuộc họ Enterocytozoonidae gây ra hay còn gọi là bệnh chậm lớn, không gây ra tỷ lệ chết cao trên tôm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tăng trưởng của tôm. EHP là một căn bệnh bệnh khá quan trọng ở tôm nuôi. Do một loại ký sinh trùng trong gan, tụy tôm và nhân lên bên trong tế bào chất của biểu mô ống gan, tụy. EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác khiến tôm còi cọc, chậm lớn dẫn đến phân bố kích thước không đồng đều gây nên thiệt hại đáng kể về kinh tế cho ngành nuôi tôm. Bệnh còn xuất hiện ở một số nước có ngành công nghiệp nuôi tôm phát triển. Bệnh vi bào tử trùng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây khó khăn lớn cho người nuôi tôm. Bệnh đã được phát hiện từ rất lâu nhưng đến nay công trình nghiên cứu vẫn còn hạn chế.

Việc nghiên cứu để đưa ra quy trình chẩn đoán và biện pháp phòng trị bệnh do vi bào tử trùng gây ra trên tôm nuôi nước lợ là cấp thiết, nhằm góp phần phát triển nghề nuôi tôm ở nước ta theo hướng bền vững.

Từ thực tiễn trên, đề tài " Nghiên cứu quy trình Phát hiện vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) trên tôm bằng phương pháp PCR " cần thiết được thực hiện.

Kết quả của đề tài đã đưa ra trình tự mồi để thực hiện phản ứng PCR; Chu trình nhiệt của phản ứng PCR; Độ nhạy và độ đặc hiệu của mồi. Từ đó ứng dụng quy trình PCR phát hiện EHP trên tôm.

Đồng thời, thông qua kết quả nghiên cứu đề tài này giúp sinh viên trao dồi kiến thức và kỹ năng trong phòng thí nghiệm và nhận thức được tầm nhìn quan trọng của công nghệ sinh học trong đời sống

Hồng Vân - Phòng QLKHCN&HTQT

Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm