.: SỰ CẦN THIẾT PHẢI BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN, HỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY :. 

Tag

;

Thông báo

>> xem thêm

Giới thiệu

Khoa Lý luận chính trị - Giáo dục Quốc phòng và Thể chất
Địa chỉ:119, Ấp Bắc, Phường 5, TP. Mỹ Tho – Tiền Giang
Điện thoại liên hệ:
Email:

Chia sẻ

SỰ CẦN THIẾT PHẢI BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN, HỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

10-06-2024

SỰ CẦN THIẾT PHẢI BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN,

HỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

 

1. Vì sao phải bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội?

Trong quá trình xây dựng và lãnh đạo Đảng ta tiến hành làm cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm và đã nhiều lần nhấn mạnh đến nhiệm vụ phải xây dựng một tổ chức thanh niên Cộng sản – “Là cánh tay đắc lực của Đảng để thực hiện những chủ trương và chính sách của Đảng”; ngoài ra, Đoàn là một tổ chức chính trị gần Đảng nhất, là lực lượng được xem là đội hậu bị, kế thừa và tiếp tục phát huy những thành quả của thế hệ cách mạng đi trước. Với quan niệm đó, sứ mệnh của những người làm cán bộ Đoàn, Hội là vô cùng lớn lao và nhiều khó khăn, thách thức. Muốn hoàn thành được sứ mệnh vẻ vang ấy, những thủ lĩnh thanh niên cần thiết phải thấm nhuần đạo đức cách mạng để làm nền tảng, cũng như cội nguồn sức mạnh tạo nên bản lĩnh và sức chiến đấu của người cộng sản. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta có thể khái quát ba lý do chủ yếu sau:

Một là: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự nghiệp cách mạng to lớn, khó khăn, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, để hoàn thành sự nghiệp đó đòi hỏi phải có nhiều thế hệ tận trung với nước, tận hiếu với dân;

Hai là: Kẻ địch của cách mạng Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội gồm ba loại: chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm; thói quen và truyền thống lạc hậu là kẻ địch to; chủ nghĩa cá nhân là kẻ địch thứ ba, cũng là bạn đồng minh của hai kẻ địch kia. Chỉ có đạo đức cách mạng mới giúp cho người cách mạng không chịu khuất phục và chiến thắng những kẻ địch ấy, thực hiện được nhiệm vụ cách mạng cao cả;

Ba là: Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết cách mạng, khoa học và nhân đạo. Đến với và đi theo chủ nghĩa ấy yêu cầu mỗi người phải có cái đức cao đẹp, cái tâm trong sáng và cái trí mẫn tuệ. Trong đó, cái đức là yếu tố đảm bảo cho người cách mạng giữ vững và phát huy được cái tâm, cái trí của mình trong mọi hoàn cảnh, dù là gian khổ hay hiểm nguy nhất.

Đề cao vai trò của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt rụt rè, lùi bước. Vì lợi ích chung của Đảng, của giai cấp, của dân tộc mà không ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình. Khi cần, thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cũng không tiếc. Đó là biểu hiện rất rõ rệt, rất cao quý của đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng giúp mỗi người khi gặp thuận lợi và khó khăn cũng vẫn giữ vững tính chất phác, khiêm tốn, không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa.

Hồ Chí Minh dẫn chứng, trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, đã có rất nhiều những người con ưu tú của Đảng như Ngô Gia Tự, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều đồng chí khác đã anh dũng hy sinh, nêu gương chói lọi của đạo đức cách mạng, thật sự quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng; luôn đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình.

2. Một số yêu cầu quan trọng trong bồi dưỡng người cán bộ làm công tác Đoàn, Hội hiện nay

Xuất phát từ quan niệm về sức mạnh của thanh niên nói chung, và vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội nói riêng đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI đã xác định: “Xây dựng Đoàn mạnh mẽ về tư tưởng chính trị, tổ chức và hành động. Trong công tác xây dựng Đoàn, chất lượng cán bộ Đoàn là trọng tâm, nâng cao chất lượng cơ sở Đoàn là đột phá” [6, tr.6] Để mục tiêu trên có thể được hiện thực hóa trong thời gian tới, thì việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội các cấp đạt những yêu cầu cả về số lượng cũng như chất lượng trở thành một nhiệm vụ tất yêu và có tính cấp thiết đối với toàn bộ hệ thống chính trị của nước ta.

Tài liệu tập huấn năm 2020, dành cho cán bộ Đoàn, Hội với chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh; mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên” của Ban Bí thư Trung ương Đoàn cũng đã xác định và đồng thời đặt ra những yêu cầu chủ yếu và quan trọng đối với đội ngũ cán bộ làm công tác Đoàn, Hội trong giai đoạn hiện nay là:

1) Phải tích cực, chủ động, sáng tạo tham gia vào công tác xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh

2) Phải tích cực nghiên cứu, đề xuất giải pháp đổi mới nội dung, phương thức để tập hợp, đoàn kết thanh niên

3) Phải xây dựng phương pháp làm việc dân chủ, khoa học, sáng tạo, gương mẫu, tận tụy, gần gũi, gắn bó với thanh niên

Muốn thực hiện được những yêu cầu đó, bản thân mỗi cán bộ Đoàn, Hội phải gương mẫu cho các đoàn viên, thanh niên khác học tập, noi theo; phải làm tốt vai trò hạt nhân với đầy đủ những phẩm chất tiêu biểu, nhất là về lập trường và bản lĩnh chính trị; gương mẫu trong thực hiện nghĩa vụ công dân, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; có đủ khả năng truyền cảm hứng, có đủ sức hấp dẫn và năng lực để định hướng, dẫn dắt, tổ chức các phong trào hành động cách mạng trong thanh thiếu nhi và bộ phận thanh niên chưa vào tổ chức Đoàn, Hội.

Đồng thời, người thủ lĩnh thanh niên gương mẫu nhất thiết phải phát huy vai trò xung kích trong việc tìm tòi những nội dung và phương thức mới để phát động và duy trì các chương trình hành động thiết thực, hiệu quả; xây dựng được phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và đạt năng suất cao, nêu gương về phong cách làm việc, quan hệ với quần chúng, tinh thần trách nhiệm và tiên phong trong mọi việc, đặt lợi ích của tập thể lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân, như Hố Chí Minh đã từng dạy: “Các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền"

 

ThS. Nguyễn Trung Hiếu

 

Khoa Lý luận chính trị - Giáo dục Quốc phòng và Thể chất