Khoa Kinh tế - Luật
Địa chỉ:119, Ấp Bắc, Phường 5, TP. Mỹ Tho – Tiền Giang
Điện thoại liên hệ:
Email:
27-02-2024
1/ Giới thiệu:
Khoa Kinh tế - Xã hội được thành lập vào năm 2005 theo Quyết định số 24/QĐ-ĐHTG ngày 31/10/2005.
Đến năm 2015, Khoa Kinh tế - Xã hội đổi tên thành Khoa Kinh tế - Luật theo quyết định số 615/QĐ-ĐHTG ngày 26/10/2015.
2/ Chức năng, nhiệm vụ của Khoa
Căn cứ Quyết định số 75/QĐ-ĐHTG ngày 01/02/2021 của Trường Đại học Tiền Giang về ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Trường Đại học Tiền Giang, chức năng nhiệm vụ của Khoa Kinh tế - Luật được quy định như sau:
2.1. Chức năng
- Tổ chức đào tạo và quản lý các chương trình đào tạo bậc đại học các ngành đào tạo thuộc khối ngành Kinh tế, Kế toán, Tài chính, Quản trị kinh doanh, Luật, Du lịch.
- Tổ chức, quản lý giảng dạy các học phần chung thuộc khối kiến thức Pháp luật đại cương và các học phần khối Kinh tế - Luật của các ngành khác.
- Tổ chức đào tạo và hợp tác sau đại học các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực do Khoa quản lý khi đủ điều kiện.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế.
- Tổ chức các hoạt động phục vụ cộng đồng.
- Tham gia thực hiện công tác đảm bảo chất lượng và xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường.
- Xây dựng các điều kiện đảm bảo chất lượng giảng dạy khối kiến thức do Khoa đảm trách.
2.2. Nhiệm vụ
a) Tổ chức triển khai nhiệm vụ đào tạo và quản lý sinh viên
- Xây dựng chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành thuộc các lĩnh vực do Khoa quản lý.
- Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các học phần do Khoa quản lý.
- Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu giảng dạy, giáo trình theo định hướng phát triển của nhà trường.
- Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập.
- Xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, bảo đảm chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.
- Tổ chức, quản lý các hoạt động tuyên truyền giáo dục sinh viên thuộc Khoa theo chương trình, khung kế hoạch đào tạo của Trường.
- Tổ chức quản lý nền nếp học tập và việc thực hiện quy chế đào tạo.
- Tổ chức xét đề nghị cấp học bổng khuyến khích học tập, học bổng ngoài ngân sách cho sinh viên thuộc khoa.
b) Tổ chức triển khai nhiệm vụ hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế
- Xây dựng các định hướng NCKHCN phù hợp với tiềm năng và khả năng triển khai nghiên cứu của đội ngũ giảng viên thuộc khoa.
- Tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu gắn với đặt hàng nghiên cứu khoa học của Trường, doanh nghiệp, ngành, địa phương.
- Chủ động khai thác và tham gia thực hiện các đề tài, dự án trong khuôn khổ hợp tác quốc tế phù hợp với hoạt động nghiên cứu của đội ngũ giảng viên trong Khoa.
- Thực hiện các hoạt động gắn đào tạo với NCKH, sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ hợp tác giữa Khoa và tổ chức khoa học công nghệ ngoài Khoa.
c) Tổ chức triển khai các hoạt động phục vụ cộng đồng
- Tổ chức hoạt động chuyển giao các sản phẩm KHCN phục vụ phát triển cộng đồng.
- Xây dựng chương trình và đề xuất tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn theo nhu cầu cộng đồng phù hợp với chuyên môn – nghiệp vụ và thế mạnh của đội ngũ giảng viên thuộc khoa.
- Tổ chức cho viên chức và sinh viên thuộc khoa tham gia các hoạt động tình nguyện và ngày công tác xã hội phục vụ mục tiêu phát triển cộng đồng.
d) Xây dựng các điều kiện đảm bảo hoạt động chuyên môn
- Thực hiện công tác kế hoạch hóa và triển khai hoạt động hành chính, chuyên môn ở Khoa.
- Đề xuất quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng viên chức; đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong Khoa. Phân công công tác và đánh giá viên chức thuộc Khoa quản lý.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ làm việc của viên chức hành chính và giảng viên thuộc Khoa, đề xuất với Hiệu trưởng các biện pháp quản lý viên chức theo đúng quy định hiện hành.
- Tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên trong Khoa; tham gia đánh giá viên chức quản lý cấp trường và viên chức quản lý ngang cấp theo kế hoạch của nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của viên chức và sinh viên thuộc Khoa quản lý.
- Quản lý và tổ chức hoạt động có hiệu quả các bộ môn thuộc Khoa theo Quy định về tổ chức và hoạt động của bộ môn thuộc Khoa ở Trường Đại học Tiền Giang.
- Tổ chức thực hiện công tác đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo đối với các chương trình đào tạo do Khoa phụ trách và tham gia công tác đảm bảo chất lượng cơ sở đào tạo theo Kế hoạch chung của Trường.
- Quản lý việc khai thác sử dụng một cách hiệu quả cơ sở vật chất - thiết bị, các phòng thực hành, các văn phòng Bộ môn.
3/ Cơ cấu tổ chức
Tính đến ngày 27/02/2023, số lượng viên chức của khoa là 58 viên chức (trong đó có 55 giảng viên, 03 chuyên viên).
Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ: 05 viên chức, Thạc sĩ: 53 viên chức (trong đó có 08 viên chức đang học nghiên cứu sinh)
- Lãnh đạo Khoa
STT |
Họ và tên |
Chức vụ |
Chuyên môn |
Thông tin liên hệ |
1 |
Đoàn Minh Nguyệt |
Phó trưởng khoa phụ trách khoa |
Ths.Luật (NCS) |
DĐ: 0974.920.882 Email: doanminhnguyet@tgu.edu.vn |
2
3 |
Nguyễn Thanh Trang
Nguyễn Minh Nhã |
Phó trưởng khoa
Phó trưởng khoa |
TS. Du lịch
Ths. Kế toán (NCS) |
DĐ: 0982.770.997 Email: nguyenthanhtrang@tgu.edu.vn
DĐ: 0372 718 276 Email: nmn1312@gmail.com |
- Khoa có 06 Bộ môn:
+ Bộ môn Quản trị kinh doanh
+ Bộ môn Kế toán
+ Bộ môn Tài chính
+ Bộ môn Du lịch
+ Bộ môn Kinh tế
+ Bộ môn Luật
4/ Ngành nghề đào tạo:
Năm 2023, số lượng sinh viên Khoa đang quản lý là 1.970 (hệ chính quy)
STT |
NGÀNH HỌC |
TRÌNH ĐỘ |
1 |
Kế toán |
Đại học |
2 |
Quản trị kinh doanh |
Đại học |
3 |
Tài chính – Ngân hàng |
Đại học |
4 |
Kinh tế |
Đại học |
5 6 |
Du lịch Luật |
Đại học Đại học |
- Khoa có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan, doanh nghiệp, các hiệp hội kinh tế trong tỉnh và các tỉnh lân cận, đó là điều kiện rất thuận lợi cho việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Hàng năm, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường luôn đạt trên 90%, trong đó tỷ lệ có việc làm ngay sau khi ra Trường luôn đạt trên 80%, đóng góp một phần cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.