Hiện nay, các trường đại học ở Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng lấy người học làm trung tâm, giảm thời gian lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Để thực hiện nhiệm vụ này, các trường đại học phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó vấn đề hiện đại hóa hoạt động thông tin, thư viện, phát triển văn hóa đọc được đặc biệt quan tâm vì đây là yếu tố quyết định thúc đẩy quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên. Trong bài viết này, qua phân tích thực trạng văn hóa đọc trong các trường đại học, chúng tôi đề xuất những giải pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
Thực hiện Quyết định số 385/QĐ-BVHTTDL ngày 06/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phê duyệt Kế hoạch xây dựng Đề án “Phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng giai đoạn 2015- 2020, định hướng 2030”, ngày 28/7/2015, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Đề án “Phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng giai đoạn 2015- 2020, định hướng 2030”.
Căn cứ Kế hoạch số 654/KH-ĐHTG ngày 8/10/2014 của Trường Đại học Tiền Giang về việc tổ chức “Hội thi đọc sách chuyên ngành” lần II, năm học 2014-2015, sau hơn 9 tháng triển khai, ngày 9/10/2015 tới đây, Trường Đại học Tiền Giang sẽ tổ chức Tổng kết hội thi và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích cao tại Hội thi.
Thực hiện Kế hoạch số 259-KH/BDVTU ngày 15/6/2015 của Ban Dân vận Tỉnh ủy về việc phát động cuộc thi viết tìm hiểu 85 năm truyền thống công tác dân vận của Đảng; Ban Tổ chức cuộc thi ban hành thể lệ như sau:
Ban Biên tập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tiền Giang trân trọng thông báo và kính mời quý Thầy/Cô trong nhà trường và các nhà nghiên cứu ngoài trường tham gia viết bài và gửi đăng trên Tạp chí Khoa học số 04 vào tháng 1/2016.
Thời gian nhận bài: Kể từ ngày ra thông báo đến hết ngày 30/11/2015.
Ban Biên tập TCKH-Trường Đại học Tiền Giang