.: Toạ đàm ra mắt Chương trình VIS-MTD :. 

Tag

;

Thông báo

>> xem thêm

Giới thiệu

Khoa Kinh tế - Luật
Địa chỉ:119, Ấp Bắc, Phường 5, TP. Mỹ Tho – Tiền Giang
Điện thoại liên hệ:
Email:

Chia sẻ

Toạ đàm ra mắt Chương trình VIS-MTD

17-08-2022

Ngày 12/8/2022, Hội Trí Thức Việt Nam tại Vương quốc Anh và Cộng hoà Ailen (The Vietnamese Intellectual Society in the UK and Ireland – VIS UK & Ireland, trang web: www.vis-ukandireland.org) tổ chức buổi toạ đàm triển khai chương trình “VIS Mentorship and Talent Development Programme (VIS-MTD)” (tạm dịch là Chương Trình Trợ Giúp Phát Triển Tài Năng Việt) tại Hội trường G, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội, kết hợp với hình thức online qua nền tảng Zoom.

Hội trường nơi diễn ra buổi toạ đàm (Hình ảnh do Ban thư ký VIS cung cấp)

Tham gia buổi toạ đàm có các thành viên của VIS UK & Ireland, đại diện Vụ Giáo dục Đại Học đến từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các trường đại học, các ứng viên nghiên cứu sinh, các nhà khoa học trẻ, các cán bộ phụ trách phát triển nhân lực và các giảng viên ở các trường đại học.

GS. TS. Nguyễn Xuân Huấn - Chủ tịch Hội Trí thức người Việt tại Vương quốc Anh và Cộng Hoà Ailen giới thiệu quá trình hình thành, phát triển và mục tiêu của Hội, đồng thời giới thiệu chương trình “VIS Mentorship and Talent Development Programme (VIS-MTD)” dành cho các ứng viên nghiên cứu sinh bậc tiến sỹ và các nhà khoa học trẻ từ Việt Nam dự định chọn nước ngoài, đặc biệt là Vương quốc Anh hoặc Cộng hoà Ailen để học tập và tu nghiệp bằng kinh phí tự túc, học bổng hoặc theo các dự án, các đề án như Đề án 89 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.

Theo TS. Nguyễn Xuân Huấn, các thành viên của VIS UK & Ireland sẵn sàng chia sẻ và trợ giúp các nhà nghiên cứu trẻ nâng cao kỹ năng để viết thành công đơn xin học nghiên cứu sinh, xin học bổng, tìm trường và giáo sư hướng dẫn phù hợp với định hướng nghiên cứu, cách viết và xuất bản các bài báo tại các tạp chí khoa học đầu ngành và series sách của các nhà xuất bản uy tín trên thế giới. VIS giúp mỗi ứng viên sẽ được kết nối với đại diện phù hợp của VIS UK & Ireland và được hỗ trợ chuẩn bị đề tài nghiên cứu và nộp hồ sơ, từ 6 đến 9 tháng cho tới khi nộp thành công và được nhận vào một trường đại học ở Vương quốc Anh hay Ailen.

Hình ảnh buổi toạ đàm (chụp từ nền tảng Zoom)

Đại diện Vụ Giáo dục Đại học, TS. Đào Hiền Chi trình bày một số nội dung quan trọng của Đề án 89 về đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài, trong đó TS. Đào Hiền Chi nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ sở giáo dục cử giảng viên, viên chức quản lý học tập nâng cao trình độ bậc Thạc sỹ và Tiến sỹ. Các cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong tuyển sinh, xét duyệt, lập danh sách giảng viên, cán bộ quản lý có đủ điều kiện tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Do đó, các cơ sở giáo dục cần hoàn thiện các quy định cụ thể về tiêu chuẩn giảng viên và cán bộ quản lý được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. TS. Đào Hiền Chi cũng lưu ý các yêu cầu của Đề án 89 về đối tượng được cử đi học, trách nhiệm của người học, các chính sách hỗ trợ của Đề án như chính sách học bổng, thời gian nhận học bổng và các yêu cầu về công bố khoa học đối với các ứng viên.

Đại diện các trường Đại học như Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Văn Lang bày tỏ mối quan tâm đến Chương trình VIS-MTD, đánh giá cao nỗ lực của VIS UK & Ireland trong quá trình hỗ trợ các nhà nghiên cứu trẻ, đây chính là cơ hội để giảng viên viên chức các trường đại học thực hiện thành công chương trình Tiến sỹ ở nước ngoài, đáp ứng mục tiêu phát triển nguồn nhân lực các trường đại học trong tương lai. Thầy cô các trường đại học cũng bày tỏ mong muốn đồng hành với VIS trong chương trình VIS-MTD và các trường đại học trong ngoài nước nhằm đổi mới các chương trình giảng dạy theo hướng tiên tiến, thu hút các Giáo sư, Tiến sỹ, đào tạo đội ngũ, hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu và các hoạt động cộng đồng, …

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nơi diễn ra toạ đàm (Hình ảnh do Ban thư ký VIS cung cấp)

Phiên thảo luận nhận được nhiều ý kiến có giá trị, phần lớn các diễn giả cho rằng việc tìm được trường đại học ở nước ngoài, tìm được giáo sư hướng dẫn phù hợp với định hướng nghiên cứu là cực kỳ quan trọng trong quá trình học Tiến sỹ ở nước ngoài. Các diễn giả là giảng viên (người Việt Nam) đang giảng dạy các trường đại học ở nước ngoài (Coventry Uni., Cambridge Uni., Heriot-Watt Uni., Birmingham City Uni., Bournemouth Uni.) chia sẻ các vấn đề về văn hoá trong học tập, nghiên cứu ở nước ngoài. Các vấn đề trong công bố khoa học, khả năng đáp ứng các yêu cầu của Đề án 89 của các ứng viên học Tiến sỹ ở nước ngoài về công bố khoa học cũng được các diễn giả thảo luận tìm giải pháp.

Thay lời kết của buổi tọa đàm khoa học này, TS. Nguyễn Xuân Huấn mong muốn đồng hành, hỗ trợ các nhà khoa học trẻ tất cả các chuyên ngành như kinh doanh, khoa học tự nhiên, kỹ thuật, giáo dục, … trong quá trình học tập nghiên cứu ở Vương Quốc Anh và Cộng hoà Ailen, nhằm đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, nâng cao hình ảnh vị thế khoa học của Việt Nam.

TRÚC MAI (Khoa Kinh tế - Luật)

Khoa Kinh tế - Luật