.: "Nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên ở Trường Đại học Tiền Giang hiện nay" :. 

Thông báo

>> xem thêm

Giới thiệu

Phòng Quản lý khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế
Địa chỉ:119, Ấp Bắc, Phường 5, TP. Mỹ Tho – Tiền Giang
Điện thoại liên hệ:
Email:

Chia sẻ

"Nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên ở Trường Đại học Tiền Giang hiện nay"

31-10-2024

Ngày 23/10/2024, Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Tiền Giang đã tổ chức Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CNNâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên ở Trường Đại học Tiền Giang hiện nay do Tiến sĩ Lê Thị Son (Trưởng khoa Khoa Lý luận Chính trị-Giáo dục  Quốc phòng và Thể chất) làm Chủ nhiệm.

Thành viên tham gia hội đồng thẩm định gồm: Tiến sĩ Lê Minh Tùng - Chủ tịch Hội đồng và các thành viên khác như Thạc sĩ Nguyễn Nhất Trang, Thạc sĩ Nguyễn Trung Hiếu, Thạc sĩ Võ Thị Diệu, Thạc sĩ Đặng Như Ngà.

Nội dung:

Đức và tài là hai mặt của cùng một nhân cách con người, là những nội dung không thể thiếu trong giáo dục con người toàn diện. Mục đích cuối cùng của giáo dục toàn diện là nhằm đào tạo những con người có phẩm chất và năng lực tốt để đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Trong đó, giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên là một trong những nội dung rất quan trọng, bởi vì ngoài kiến thức chuyên môn, người sinh viên rất cần được trau dồi về tư tưởng, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lòng yêu nước, quan tâm tới cộng đồng,… Nhờ đó, giúp cho sinh viên dần tạo lập và kiên định lập trường, bản lĩnh chính trị. Đây là một công việc hết sức quan trọng, là tiền đề để chúng ta có thể đào tạo ra những thế hệ mới vừa giỏi chuyên môn, vừa vững vàng về lập trường chính trị, có đạo đức cách mạng, từ đó góp phần đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

  • Để phù hợp nhu cầu phát triển con người với những tư chất nêu trên, nền giáo dục đại học nước ta có mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, giáo dục lý luận chính trị với mục đích trang bị thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận biện chứng nhằm góp phần đào tạo sinh viên trở thành những con người phát triển toàn diện.
  • Trường Đại học Tiền Giang từ khi thành lập đến nay vẫn luôn thực hiện nghiêm túc mục tiêu giáo dục đại học, không chỉ chú trọng đến việc đào tạo về chuyên môn mà còn rất quan tâm đến công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, xây dựng những lớp người kế tục trung thành với lý tưởng của Đảng và sự nghiệp của cách mạng Việt Nam.
  • Qua nghiên cứu, tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận cho việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên, cụ thể như:

1) Khái niệm và vai trò của giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên;

2) Các yếu tố của hệ thống giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên.

Đồng thời tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị ở Trường. Qua đó thấy rằng, kết quả và hạn chế của công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên hiện nay có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Từ đó, tác giả đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay.

  • Tại cuộc họp, các thành viên phản biện, thành viên Hội đồng nghiệm thu đã có những ý kiến đóng góp cho đề tài những điểm cần lưu ý chỉnh sửa để hoàn thiện. Kết luận, Chủ tịch Hội đồng đề nghị tác giả tiếp thu toàn bộ các góp ý của hội đồng. Hội đồng nhất trí nghiệm thu đề tài do nhóm tác giả thực hiện với kết quả xếp loại Tốt./.

                                                         Như Ngà – Phòng QLKHCN&HTQT

 

Phòng Quản lý khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế