.: Thực trạng thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang :. 
Chia sẻ

Thực trạng thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang

09-02-2022

THỰC TRẠNG THỂ LỰC CHUNG CỦA NỮ SINH VIÊN NĂM NHẤT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG

 

TÓM TẮT

          Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy để đánh giá thực trạng thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang, trên cơ sở đó, tiến hành xếp loại trình độ thể lực của nhóm khách thể nghiên cứu theo Quyết định số 53 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, tiến hành so sánh với trình độ thể lực chung của nữ sinh viên một số trường Đại học, học viện trên cả nước dựa trên một số kết quả đã công bố của các tác giả có công trình nghiên cứu có liên quan. Kết quả cho thấy trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang đa phần tốt hơn so với nữ sinh viên cùng lứa tuổi của một số Trường Đại học và học viện trên cả nước.

Từ khoá: Thực trạng; Thể lực chung; Quyết định số 53; Nữ sinh viên, Trường Đại học Tiền Giang

1. Đặt vấn đề

Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về “Đức, Trí, Thể, Mỹ” nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội trong các trường CĐ-ĐH hiện nay. Chính vì vậy, việc đánh giá tình trạng thể chất của đối tượng tham gia tập luyện là một công việc quan trọng và cần thiết. Trong đó tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho sinh viên là căn cứ quan trọng sẽ định hướng cho sinh viên trong việc rèn luyện thể lực nâng cao sức khỏe. Trên cơ sở kết quả kiểm tra sẽ giúp sinh viên đặt ra mục tiêu và chương trình tập luyện, giảng viên điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học ... trong thời gian tiếp theo nhằm đạt hiệu quả cao hơn và đây cũng là những luận cứ quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy các học phần GDTC tại Trường Đại học Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay.

2. Nội dung nghiên cứu

     2.1. Thực trạng trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang

          Căn cứ Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 08/9/2008 của Bộ Giáo dục đào tạo về việc ban hành Quy định về đánh giá, xếp loại thể lực của học sinh, sinh viên [1], để có thể đánh giá khách quan thực trạng về trình độ thể lực của nữ sinh viên năm nhất tại Trường Đại học Tiền Giang, đề tài tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu được lấy từ Hội thao sinh viên Khỏe Trường Đại học Tiền Giang được tổ chức vào tháng 12/2019 [2], kết quả phân tích số liệu được trình bày tại bảng 1.

Bảng 1. Kết quả kiểm tra trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất

 Trường Đại học Tiền Giang (n=100)

STT

TEST

d

Cv%

1

Lực bóp tay thuận (kg)

28,02

2,15

7,68

0,02

2

Nằm ngửa gập bụng (lần)

12,48

3,86

30,96

0,06

3

Bật xa tại chỗ (cm)

187,56

13,31

7,10

0,01

4

Chạy 30m XPC (s)

5,31

0,38

7,14

0,01

5

Chạy tùy sức 5 phút (m)

956,47

279,07

29,18

0,06

6

Chạy con thoi 4x10m (s)

11,45

0,72

6,30

0,01

 

          Qua bảng 1 cho thấy:

          - Test Lực bóp tay thuận (kg): Thành tích trung bình của nữ sinh viên năm nhất là 28,02± 2,15 (kg); hệ số biến thiên Cv% = 7,68% < 10% cho thấy thành tích giữa các nữ sinh viên năm nhất tại Trường Đại học Tiền Giang tương đối đồng đều nhau. Đồng thời, do sai số tương đối ε = 0,02 ≤ 0,05, cho thấy mẫu chọn có thể đại diện cho tổng thể nữ sinh viên tại Trường Đại học Tiền Giang có cùng lứa tuổi.

          - Test Nằm ngửa gập bụng (lần): Thành tích trung bình của nữ sinh viên năm nhất là 12,48 ± 3,86 (lần); hệ số biến thiên Cv%= 30,96% > 10% cho thấy thành tích giữa các nữ sinh viên năm nhất tại Trường Đại học Tiền Giang không đồng đều. Đồng thời, do sai số tương đối ε = 0,06 > 0,05, cho thấy mẫu chọn không thể đại diện cho tổng thể nữ sinh viên tại Trường Đại học Tiền Giang có cùng lứa tuổi.

- Test Bật xa tại chỗ (cm): Thành tích trung bình của nữ sinh viên năm nhất là 187,56± 13,31 (cm); hệ số biến thiên Cv%= 7.10 % < 10% cho thấy thành tích giữa các nữ sinh viên năm nhất tại Trường Đại học Tiền Giang tương đối đồng đều nhau. Đồng thời, do sai số tương đối ε = 0,01 ≤ 0,05, cho thấy mẫu chọn có thể đại diện cho tổng thể nữ sinh viên tại Trường Đại học Tiền Giang có cùng lứa tuổi.

- Test Chạy 30m XPC (s): Thành tích trung bình của nữ sinh viên năm nhất là 5,31 ± 0,38 lần; hệ số biến thiên Cv%= 7,14 % < 10% cho thấy thành tích giữa các nữ sinh viên năm nhất trường Đại học Tiền Giang tương đối đồng đều nhau. Đồng thời, do sai số tương đối ε = 0,01 ≤ 0,05, cho thấy mẫu chọn có thể đại diện cho tổng thể nữ sinh viên tại Trường Đại học Tiền Giang có cùng lứa tuổi.

- Test Chạy tùy sức 5 phút (m): Thành tích trung bình của nữ sinh viên năm nhất là 956,47 ± 279,07 (m); hệ số biến thiên Cv%= 29,18 % > 10% cho thấy thành tích giữa các nữ sinh viên năm nhất tại Trường Đại học Tiền Giang tương đối đồng đều nhau. Đồng thời, do sai số tương đối ε = 0,06 > 0,05, cho thấy mẫu chọn không thể đại diện cho tổng thể nữ sinh viên tại Trường Đại học Tiền Giang có cùng lứa tuổi.

- Test Chạy con thoi 4x10m (s): Thành tích trung bình của nữ sinh viên năm nhất là 11,45 ± 0,72 (m); hệ số biến thiên Cv%= 6,30 % < 10% cho thấy thành tích giữa các nữ sinh viên năm nhất tại Trường Đại học Tiền Giang tương đối đồng đều nhau. Đồng thời, do sai số tương đối ε = 0,01 ≤ 0,05, cho thấy mẫu chọn có thể đại diện cho tổng thể nữ sinh viên tại Trường Đại học Tiền Giang có cùng lứa tuổi.

2.2. So sánh trình độ thể lực của nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang với tiêu chuẩn người Việt Nam cùng lứa tuổi

     Để có thể đánh giá khách quan trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất tại Trường Đại học Tiền Giang đề tài tiến hành so sánh, đánh giá với dữ liệu về thể trạng người Việt Nam cùng lứa tuổi (thời điểm năm 2001) [3]. Kết quả phân tích, so sánh được trình bày tại bảng 2.

Bảng 2. So sánh trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất

Trường Đại học Tiền Giang với tiêu chuẩn người Việt Nam cùng lứa tuổi

TT

TEST

d

t

p

1

Lực bóp tay thuận (kg)

28,02± 2,15

23,49±4.61

4,53

8,90

≤0,05

2

Nằm ngửa gập bụng (lần)

12,48 ± 3,86

12,00±3,99

0,48

0,86

>0,05

3

Bật xa tại chỗ (cm)

187,56± 13,31

159±17,18

28,56

13,14

≤0,05

4

Chạy 30m XPC (s)

5,31 ± 0,38

6,19±0,60

-0,88

-12,38

≤0,05

5

Chạy tùy sức 5 phút (m)

956,47 ± 279,07

971,55±47,68

-15,08

-0,53

≤0,05

6

Chạy con thoi 4x10m (s)

11,45 ± 0,72

12,02±1,98

-0,57

-2,69

≤0,05

 

Qua kết quả tại bảng 2 cho thấy:

- Test Lực bóp tay thuận (kg): Nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình lực bóp tay thuận là 28,02± 2,15 (kg) tốt hơn 4,53 (kg) so với giá trị trung bình lực bóp tay thuận theo tiêu chuẩn người Việt Nam cùng lứa tuổi (VN= 23,49 kg). Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính= 8,90>tbảng=1,96 với P<0,05;

- Test Nằm ngửa gập bụng (lần): Nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình nằm ngửa gập bụng là 12,48 ± 3,86 (lần) tốt hơn 0,48 (lần) so với giá trị trung bình nằm ngửa gập bụng theo tiêu chuẩn người Việt Nam cùng lứa tuổi (VN = 12,00 lần). Tuy nhiên, kết quả này không có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=0,86 bảng< t=1,96 với P>0,05;

- Test Bật xa tại chỗ (cm): Nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình bật xa tại chỗ là 187,56± 13,31 (cm) tốt hơn 28,56 (cm) so với giá trị trung bình bật xa tại chỗ theo tiêu chuẩn người Việt Nam cùng lứa tuổi (VN = 159,00 cm). Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=13,14 > tbảng=1,96 với P<0,05;

- Test Chạy 30m XPC (s): Nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình chạy 30mXPC là 5,31 ± 0,38 (s) tốt hơn 0,88 (s) so với giá trị trung bình chạy 30mXPC theo tiêu chuẩn người Việt Nam cùng lứa tuổi (VN = 6,19s). Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=12,38> tbảng=1,96 với P<0,05;

- Test Chạy tùy sức 5 phút (m): Nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình chạy 5 phút tùy sức là 956,47 ± 279,07 (m) kém hơn 15.08 (m) so với giá trị trung bình chạy 5 phút tùy sức theo tiêu chuẩn người Việt Nam cùng lứa tuổi (VN = 971,55m). Kết quả này không có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=0,53< tbảng=1,96 với P<0,05;

- Test Chạy con thoi 4x10m (s): Nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình chạy con thoi 4x10m là 11,45 ± 0,72 (s) tốt hơn 0,57 (s) so với giá trị trung bình chạy con thoi 4x10m theo tiêu chuẩn người Việt Nam cùng lứa tuổi (VN = 12,02). Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=2,69> tbảng=1,96 với P<0,05.

     2.3. So sánh trình độ thể lực của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang với một số trường Đại học, Học viện trên cả nước

          Để có thể đánh giá khách quan trình độ thể lực của nữ sinh viên Trường Đại học Tiền Giang, từ đó giúp cán bộ quản lý, giảng viên đưa ra kế hoạch tập luyện, huấn luyện thể lực cho sinh viên nhà Trường, đề tài tiến hành so sánh trình độ thể lực của nữ sinh viên Trường Đại học Tiền Giang với nữ sinh viên cùng lứa tuổi của một số Trường Đại học, Học viện trên cả nước. Kết quả so sánh, đánh giá được trình bày tại mục 2.3.1, 2.3.2, 2.3.3 của đề tài.

     2.3.1. So sánh trình độ thể lực của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang với Trường Đại học Sài Gòn

          Kết quả so sánh trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang với nữ sinh viên Trường Đại học Sài Gòn [4] có cùng lứa tuổi được trình bày tại bảng 3

Bảng 3: So sánh trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất

Trường Đại học Tiền Giang với Trường Đại học Sài Gòn

Qua kết quả so sánh trình độ thể lực chung của nữ sinh viên Trường Đại học Tiền Giang với nữ sinh viên Trường Đại học Sài Gòn tại bảng 3 cho thấy:

+ Về test bật xa tại chỗ: Nữ sinh viên năm nhấtTrường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình bật xa tại chỗ là 187,56±13,31 (cm) tốt hơn 34,87 (cm) so với giá trị trung bình bật xa tại chỗ của nữ sinh viên Trường Đại học Sài Gòn có cùng lứa tuổi ( VN =152,69 cm). Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=12,71> tbảng=1,96 với P≤0,05;

+ Về test chạy 30m XPC: Nữ sinh viên năm nhấtTrường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình chạy 30m XPC là 5,31±0,38 (s) tốt hơn 0,81 (s) so với giá trị trung bình chạy 30m XPC của nữ sinh viên Trường Đại học Sài Gòn có cùng lứa tuổi ( VN = 6,12 s). Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=9,11> tbảng=1,96 với P≤0,05;

+Về test chạy con thoi 4x10m: Nữ sinh viên năm nhấtTrường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình chạy 4x10m là 11,45±0,72 (s) tốt hơn 1,31 (s) so với giá trị trung bình bật xa tại chỗ của nữ sinh viên Trường Đại học Sài Gòn có cùng lứa tuổi ( VN = 12,76 s). Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=7,61> tbảng=1,96 với P≤0,05;

+ Về test chạy 5 phút tùy sức: Nữ sinh viên năm nhấtTrường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình chạy 5 phút tùy sức là 956,47±279,07 (m) tốt hơn 263,45 (m) so với giá trị trung bình chạy 5 phút tùy sức của nữ sinh viên Trường Đại học Sài Gòn có cùng lứa tuổi (VN = 693,02 m). Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=5,70>tbảng=1,96 với P≤0,05;

+ Về test nằm ngửa gập bụng: Nữ sinh viên năm nhấtTrường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình nằm ngửa gập bụng là 12,48±3,86 (lần) kém hơn 2,45 (lần) so với giá trị trung bình nằm ngửa gập bụng của nữ sinh viên Trường Đại học Sài Gòn có cùng lứa tuổi ( VN = 14,93 lần). Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=3,19> tbảng=1,96 với P≤0,05;

+ Về test lực bóp tay thuận: Nữ sinh viên năm nhấtTrường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình lực kế tay thuận là 28,02±2,15 (kg) tốt hơn 1,20 (kg) so với giá trị trung bình lực bóp tay thuận của nữ sinh viên Trường Đại học Sài Gòn có cùng lứa tuổi ( =26,82 kg). Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=2,23> tbảng=1,96 với P≤0,05

2.3.2. So sánh trình độ thể lực của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang với Trường Đại học Quảng Bình

          Kết quả so sánh trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang với nữ sinh viên Trường Đại học Quảng Bình [5] có cùng lứa tuổi được trình bày tại bảng 4.

Bảng 4: So sánh trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất

Trường Đại học Tiền Giang với Trường Đại học Quảng Bình

          Qua kết quả tại bảng 4, cho thấy:

+ Về test bật xa tại chỗ: Nữ sinh viên năm nhấtTrường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình bật xa tại chỗ là 187,56±13,31 (cm) tốt hơn 23,94 (cm) so với giá trị trung bình bật xa tại chỗ của nữ sinh viên Trường Đại học Quảng Bình có cùng lứa tuổi ( VN =163,62cm). Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=7,55> tbảng=1,96 với P≤0,05;

+ Về test chạy 30m XPC: Nữ sinh viên năm nhấtTrường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình chạy 30m XPC là 5,31±0,38 (s) tốt hơn 0,87(s) so với giá trị trung bình chạy 30m XPC của nữ sinh viên Trường Đại học Quảng Bình có cùng lứa tuổi ( VN= 6,18 s). Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=7,22> tbảng=1,96 với P≤0,05;

+ Về test chạy con thoi 4x10m: Nữ sinh viên năm nhấtTrường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình chạy 4x10m là 11,45±0,72 (s) tốt hơn 1,10(s) so với giá trị trung bình bật xa tại chỗ của nữ sinh viên Trường Đại học Quảng Bình có cùng lứa tuổi (VN=12,55 s). Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=6,12> tbảng=1,96 với P≤0,05;

+ Về test chạy 5 phút tùy sức: Nữ sinh viên năm nhấtTrường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình chạy 5 phút tùy sức là 956,47±279,07 (m) tốt hơn 57,80 (m) so với giá trị trung bình bật xa tại chỗ của nữ sinh viên Trường Đại học Quảng Bình có cùng lứa tuổi ( VN= 898,67 m). Tuy nhiên, kết quả này không có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=1,25bảng=1,96 với P>0,05. Hay nói cách khác là test chạy 5 phút tùy sức dùng để so sánh trình độ thể lực của nữ sinh viên năm nhấttại Trường Đại học Tiền Giang tương đương với trình độ thể lực của nữ sinh viên Trường Đại học Quảng Bình có cùng lứa tuổi;

+ Về test nằm ngửa gập bụng: Nữ sinh viên năm nhấtTrường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình nằm ngửa gập bụng là 12,48±3,86 (lần) kém hơn 4,96 (lần) so với giá trị trung bình nằm ngửa gập bụng của nữ sinh viên Trường Đại học Quảng Bình có cùng lứa tuổi ( VN= 17,44 lần). Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=6,44>tbảng=1,96 với P≤0,05;

+ Về test lực bóp tay thuận: Nữ sinh viên năm nhấtTrường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình lực kế tay thuận là 28,02±2,15 (kg) kém hơn 0,86 (kg) so với giá trị trung bình lực kế tay thuận của nữ sinh viên Trường Đại học Quảng Bình có cùng lứa tuổi ( VN= 28,88 kg). Tuy nhiên, kết quả này không có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=1,25bảng=1,96 với P>0,05. Từ đó có thể thấy là test lực bóp tay thuận dùng để so sánh trình độ thể lực của nữ sinh viên năm nhất tại Trường Đại học Tiền Giang tương đương hay không có sự khác biệt với trình độ thể lực của nữ sinh viên Trường Đại học Quảng Bình có cùng lứa tuổi.

2.3.2. So sánh trình độ thể lực của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang với Học viên Hàng không Việt Nam

     Kết quả so sánh trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang với nữ sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam [6] có cùng lứa tuổi được trình bày tại bảng 5.

                                                                                                                                  Bảng 5: So sánh trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất

Trường Đại học Tiền Giang với Học viên Hàng không Việt Nam

Qua kết quả tại bảng 5, cho thấy:

+ Về test bật xa tại chỗ: Nữ sinh viên năm nhấtTrường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình bật xa tại chỗ là 187,56±13,31 (cm) tốt hơn 28,56 (cm) so với giá trị trung bình bật xa tại chỗ của nữ sinh viên Học viên Hàng không Việt Nam có cùng lứa tuổi ( VN= 159,00 cm). Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=12,15 > tbảng=1,96 với P≤0,05;

+ Về test chạy 30m XPC: Nữ sinh viên năm nhấtTrường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình chạy 30m XPC là 5,31±0,38 (s) tốt hơn 0,89 (s) so với giá trị trung bình chạy 30m XPC của nữ sinh viên Học viên Hàng không Việt Nam có cùng lứa tuổi ( VN= 6,20 s). Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=10,98> tbảng=1,96 với P≤0,05;

+Về test chạy con thoi 4x10m: Nữ sinh viên năm nhấtTrường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình chạy 4x10m là 11,45±0,72 (s) tốt hơn 1,05 (s) so với giá trị trung bình bật xa tại chỗ của nữ sinh viên Học viên Hàng không Việt Nam có cùng lứa tuổi ( VN=12,50 s). Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=8,06 > tbảng=1,96 với P≤0,05;

+ Về test chạy 5 phút tùy sức: Nữ sinh viên năm nhấtTrường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình chạy 5 phút tùy sức là 956,47±279,07 (m) tốt hơn 53,47 (m) so với giá trị trung bình bật xa tại chỗ của nữ sinh viên Học viên Hàng không Việt Nam có cùng lứa tuổi ( VN= 903,00 m). Tuy nhiên, kết quả này không có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=1,17 < tbảng=1,96 với P>0,05. Từ đó có thể thấy không có sự khác biệt giữa 02 nhóm khi so sánh, đánh giá.

+ Về test nằm ngửa gập bụng: Nữ sinh viên năm nhấtTrường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình nằm ngửa gập bụng là 12,48±3,86 (lần) kém hơn 3,82 (lần) so với giá trị trung bình nằm ngửa gập bụng của nữ sinh viên Học viên Hàng không Việt Nam có cùng lứa tuổi ( VN= 16,30 lần). Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=5,70>tbảng=1,96 với P≤0,05;

+ Về test lực bóp tay thuận: Nữ sinh viên năm nhấtTrường Đại học Tiền Giang có giá trị trung bình lực kế tay thuận là 28,02±2,15 (kg) tốt hơn 0,42(kg) so với giá trị trung bình lực kế tay thuận của nữ sinh viên Học viên Hàng không Việt Nam  có cùng lứa tuổi ( VN= 27,60 kg). Tuy nhiên, kết quả này không có ý nghĩa về mặt thống kê do ttính=0,82bảng=1,96 với P>0,05. Hay nói một cách khác test lực bóp tay thuận dùng để so sánh trình độ thể lực của nữ sinh viên năm nhấttại Trường Đại học Tiền Giang tương đương hay không có sự khác biệt với trình độ thể lực của nữ sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam có cùng lứa tuổi.

Từ những phân tích tại mục 3.3.1, 3.3.2, 3.3.3 khi so sánh trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất tại Trường Đại học Tiền Giang so với nữ sinh viên một số Trường Đại học, Học viện trên cả nước có cùng lứa tuổi, có thể nhận thấy:

- Có 3/6 test nữ sinh viên Trường Đại học Tiền Giang hơn hẳn so với các đơn vị còn lại, cụ thể: (1) Test bật xa tại chỗ, (2) Test chạy 30mXPC và Test chạy con thoi 4x10m với thành tích lần lượt là 187,56 (cm), 5,31 (giây) và 11,45 giây trong khi các đơn vị còn lại thành tích đạt được cao nhất lần lượt là: 163,62 (cm), 6,12 (giây) và 12,02 (giây);

- Có 2/6 test nữ sinh viên Trường Đại học Tiền Giang đứng thứ 2/5 so với các đơn vị còn lại, cụ thể: Test chạy 5 phút tùy sức (m) và Test lực bóp tay thuận (kg) với thành tích đạt được lần lượt là 956,47 (m) và 28,02 (kg) trong khi đơn vị đứng thứ nhất đạt được thành tích là 971,55 (m) và 28,88 (kg);

- Test nằm ngửa gập bụng thành tích nữ sinh viên Trường Đại học Tiền Giang đạt được là 12,48 (lần) đứng thứ 4/5. Tuy nhiên, vẫn tốt hơn so với thành tích theo tiêu chuẩn của người Việt Nam có cùng lứa tuổi (12,02 lần).

2.4. Đánh giá, xếp loại trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang theo Quyết định số 53 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Để đánh giá chính xác và thuận tiện cho việc xác định trình độ thể lực của sinh viên đề tài tiến hành đánh giá, xếp loại thể lực sinh viên dựa vào quyết định số 53/QĐ - BGDĐT ban hành ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mức đánh giá, phân loại trình độ thể lực của nữ sinh viên năm nhấttheo Quyết định 53 được trình bày tại bảng 6.

Bảng 6: Đánh giá, phân loại thể lực sinh viên theo tiêu chuẩn QĐ53

Xếp loại

Lực bóp

tay thuận

(kg)

Nằm ngửa

gập bụng

(lần)

Bật xa

tại chổ

(cm)

Chạy 30m

XPC (giây)

 

Chạy

con thoi

4x10m

(giây)

Chạy tùy

sức 5

phút (m)

Tốt

>31,6

>19

>169

<5,70

<12,00

>940

Đạt

≥ 26,7

≥16

≥153

≤6,70

≤13,00

≥870

Chưa đạt

≤26,7

≤16

≤153

≥6,70

≥13,00

≤870

 

          Căn cứ vào bảng 6, đề tài tiến hành đánh giá, xếp loại trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất của Trường Đại học Tiền Giang. Kết quả đánh giá, xếp loại được trình bày tại bảng 7.

                                                                                    Bảng 7: Kết quả đánh giá, xếp loại "Trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang"

Mức độ xếp hạng

Lực bóp tay thuận (kg)

Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần)

Bật xa tại chỗ

Chạy 30m XPC

Chạy con thoi 4x10m

Chạy tùy sức 5 phút

(cm)

(giây)

(giây)

(giây)

Tốt

Số lượng

6

4

90

88

79

52

Tỷ lệ %

6%

4%

90%

88%

79%

52%

Đạt

Số lượng

67

19

10

12

20

8

Tỷ lệ %

67%

19%

10%

12%

20%

8%

Chưa đạt

Số lượng

27

77

0

0

1

40

Tỷ lệ %

27%

77%

0%

0%

1%

40%

 

Trên bảng 7 là kết quả đánh giá thể lực chung theo từng tiêu chí của nữ sinh viên năm nhấtTrường Đại học Tiền Giang. Mỗi sinh viên được đánh giá 6 nội dung: Lực bóp tay thuận (kg), Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây), Bật xa tại chổ (cm), Chạy 30m XPC (giây), Chạy con thoi 4x10m (giây), Chạy tùy sức 5 phút (m). Qua đó có thể thấy, 5/6 test thì tỷ lệ xếp loại từng test của nữ sinh viên năm nhấtTrường Đại học Tiền Giang đều từ loại “Đạt” trở lên, trong đó các test như: (1) Bật xa tại chỗ, (2) Chạy 30mXPC, (3) Chạy con thoi 4x10m, (4) Chạy 5 phút tuỳ sức tỷ lệ xếp loại “Tốt” chiếm ưu thế hơn so với các mức đánh giá còn lại. Riêng test Nằm ngửa gập bụng thì tỷ lệ xếp loại “Chưa đạt” chiếm tỷ lệ cao (chiếm tỷ lệ 77%) so với các mức xếp loại “Tốt” và “Đạt”.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [18], xếp loại đánh giá trình độ thể lực của sinh viên ở 3 mức sau:

1. Tốt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo lứa tuổi có ba chỉ tiêu Tốt và một chỉ tiêu Đạt trở lên.

2. Đạt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo lứa tuổi từ mức Đạt trở lên.

3. Chưa đạt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo lứa tuổi có một chỉ tiêu dưới mức Đạt.

          Theo đó, để đánh giá, xếp loại thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang, đề tài tiến hành xử lý số liệu để xếp loại thể lực chung và biểu diễn kết quả xếp loại thông qua bảng 8

Bảng 8. Bảng xếp loại thể lực chung theo Quyết định 53

STT

MỨC ĐỘ XẾP LOẠI

SỐ LƯỢNG

1

Tốt

n

11

 %

11%

2

Đạt

n

03

 %

3%

3

Chưa đạt

n

86

 %

86%

 

Qua bảng 8 cho thấy: Trong 100 sinh viên nữ được đánh giá xếp loại có 11 sinh viên xếp loại Tốt, tỉ lệ là 11%, có 03 sinh viên xếp loại Đạt, chiếm tỉ lệ là 03% và 88 sinh viên xếp loại Chưa đạt, chiếm tỉ lệ là 88%. Qua đó có thể thấy, tỷ lệ sinh viên xếp loại chưa đạt chiếm đa số hay nói cách khác, trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất tại Trường Đại học Tiền Giang còn chưa đạt theo yêu cầu. Trên cơ sở đó, cần sớm có giải pháp nhằm nâng cao thể lực cho nữ sinh viên năm nhất nói riêng và cho sinh viên Trường Đại học Tiền Giang nói chung nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất tại Trường Đại học Tiền Giang trong thời gian sắp tới.

3. Kết luận

          Qua nghiên cứu, đề tài đã đánh giá được thực trạng trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang, theo đó: đa phần các test đều có sự tương đồng về thành tích và có thể đại diện cho tổng thể nữ sinh viên năm nhất của Trường Đại học Tiền Giang (do Cv%< 10% và   ≤ 0,05); Bên cạnh đó, trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang đều tốt hơn hẳn so với tiêu chuẩn người Việt Nam có cùng lứa tuổi (5/6 test có sự khác biệt rõ rệt). Ngoài ra, khi so sánh trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất Trường Đại học Tiền Giang với nữ sinh viên cùng lứa tuổi của một số Trường Đại học, Học viện trên cả nước nhận thấy: đa phần trình độ thể lực chung của nữ sinh viên năm nhất của Trường Đại học Tiền Giang đều tốt hơn hẳn so với các trường khác. Mặc dù một số test khi so sánh có thứ hạng không cao, tuy nhiên vẫn cao hơn so với tiêu chuẩn của người Việt Nam có cùng lứa tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008). Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên.

2. Trường Đại học Tiền Giang (2019), Kế hoạch số 873/KH-ĐHTG về tổ chức Hội thao sinh viên Khỏe năm học 2019-2020.

3. Dương Nghiệp Chí (2001). Thể chất người Việt Nam từ 6-60 tuổi, Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội.

4. Lê Thiện Khiêm (2014). Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên nữ Trường Đại học Sài Gòn, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Tp.HCM.

5.. Nguyễn Anh Tuấn (2017). “Thực trạng và giải pháp nâng cao thể lực cho sinh viên Trường Đại học Quảng Bình”, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ Quảng Bình, tập số 2/2017, pp. tr.51-55.

6. Võ Minh Vương (2016). Nghiên cứu lựa chọn các bài tập để phát triển thể lực chung chính khóa cho sinh viên năm nhất Học viện Hàng Không Việt Nam sau một năm học tập, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Tp.HCM.

Khoa Lý luận chính trị - Giáo dục Quốc phòng và Thể chất