31-03-2025
Ngày 26/3/2025, Trường Đại học Tiền Giang tổ chức cuộc họp Hội đồng xét duyệt thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Trường: “Đánh giá thực trạng hoạt động khởi nghiệp giai đoạn 2020-2024 và xây dựng giải pháp hỗ trợ sinh viên tham gia hoạt động khởi nghiệp giai đoạn 2025-2030 tại Trường Đại học Tiền Giang” do Thạc sĩ Phan Thị Bích Trâm – Trung tâm Tư vấn tuyển sinh & Quan hệ doanh nghiệp làm chủ nhiệm đề tài.
Hội đồng xét duyệt gồm: Tiến sĩ Cao Nguyên Thi - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng; và các thành viên khác, gồm Thạc sĩ Võ Thị Thu Thảo (Khoa Kinh tế - Luật), Tiến sĩ Nguyễn Tấn Hùng (Khoa NN&NTP), Tiến sĩ Trần Anh Tú (Trường ĐH Bách Khoa, Đại học Quốc gia TPHCM), Thạc sĩ Lê Minh Thuận (Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế) - Thư ký Hội đồng.
Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đang trở thành xu hướng quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam. Trước bối cảnh hội nhập kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, nhiều trường đại học trên cả nước đã chú trọng xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, giúp sinh viên hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo và tiếp cận nguồn vốn, cố vấn từ các chuyên gia trong ngành. Những mô hình hỗ trợ khởi nghiệp như vườn ươm doanh nghiệp tại các trường đại học lớn như Trường Đại học Ngoại thương (FTU) hay các trung tâm đổi mới sáng tạo tại Trường Đại học Đà Lạt là những ví dụ điển hình cho sự chuyển biến tích cực trong hoạt động này.
Trường Đại học Tiền Giang đã triển khai các chương trình đào tạo, kết nối sinh viên với cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp để khuyến khích tinh thần sáng tạo. Các dự án khởi nghiệp cơ bản đã giúp nhiều sinh viên tiếp cận mô hình kinh doanh thực tế, tìm kiếm nhà đầu tư và từng bước mở rộng quy mô. Mặc dù bước đầu đạt được những kết quả tích cực, hoạt động khởi nghiệp vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Việc thiếu nguồn lực tài chính, đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn về khởi nghiệp và hệ thống hỗ trợ đồng bộ là những rào cản cần được khắc phục. Bên cạnh đó, nhận thức của sinh viên về khởi nghiệp cũng chưa đồng đều, nhiều sinh viên vẫn xem khởi nghiệp là một lựa chọn không ổn định so với con đường làm việc trong các doanh nghiệp truyền thống.
Do đó, để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động khởi nghiệp tại Trường Đại học Tiền Giang, cần có sự phối hợp giữa các trường, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước để xây dựng chính sách hỗ trợ hiệu quả. Hơn nữa, việc mở rộng mạng lưới kết nối với các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp quốc tế cũng là một giải pháp giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận công nghệ, mô hình kinh doanh tiên tiến và nguồn vốn đầu tư quốc tế. Vì thế nhóm tác giả đưa ra những mục tiêu cụ thể như sau:
Hội đồng đã tiến hành thẩm định mục tiêu, sản phẩm, phương pháp nghiên cứu, dự trù kinh phí thực hiện và các nội dung chi tiết của thuyết minh. Hội đồng đã thông qua thuyết minh đề tài làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện đề tài trong thời gian tới
Đặng Như Ngà - Phòng QLKHCN&HTQT
Phòng Quản lý khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế