.:Trường Đại học Tiền Giang:. 

Chia sẻ

Ngành Công nghệ May

15-09-2015

 

UBND TỈNH  TIỀN GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
__________

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________

 

Tiền Giang, ngày 27 tháng 9 năm 2013

 

CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY

 

          1. Tên ngành đào tạo: Công nghệ may (GarmentTechnology)

        2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng

        3. Yêu cầu về kiến thức

        - Vận dụng được những kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự  nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

          - Biết nhận định về thẩm mỹ, khiếu thẩm mỹ trong lĩnh vực may mặc, cách sử dụng các phần mềm CAD/CAM chuyên ngành công nghệ may về: thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ.

        - Hiểu các kiến thức nền tảng về: thiết bị may công nghiệp, vật liệu dệt may, thiết kế sản phẩm, qui trình sản xuất, quản lý chất lượng trong sản xuất may công nghiệp.

        - Phân tích được cấu trúc và tính chất  của các loại nguyên phụ  liệu để  tính toán phù hợp các thông số thiết kế khi triển khai sản xuất một đơn hàng.

        - Phân tích được nguyên lý hoạt động và tính năng của các thiết bị ngành may để  tính toán, thiết kế các dây chuyền sản xuất phù hợp với sản phẩm, đảm bảo tính năng tối ưu của thiết bị trong quá trình tổ chức và quản lý sản xuất may.

        - Xây dựng được qui trình công nghệ, định mức tiêu hao nguyên phụ liệu và phương pháp triển khai mã hàng trong sản xuất may công nghiệp.

        - Ứng dụng được các phương pháp thiết kế để phát triển các loại sản phẩm may, đặc biệt là mẫu mã và kỹ thuật thiết kế.

        - Đạt trình độ Tiếng Anh tương đương TOEIC 300 điểm, trình độ B Tin học;

        - Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng.

        4. Yêu cầu về kỹ năng

        - Kỹ năng cứng:

         + Thiết kế và may hoàn chỉnh sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp.

         + Xây dựng được tài liệu kỹ thuật, quy trình công nghệ may, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may.

         + Biết cách phân  loại,  đánh  giá,  quản lý chất lượng sản phẩm, từ  đó xác định được  các dạng  sai hỏng, nguyên  nhân và đưa ra biện  pháp  phòng  ngừa, sửa chữa để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm may.

         + Thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ trên máy tính các loại sản phẩm may từ đơn giản đến phức tạp.

         + Sử dụng thành thạo các loại máy may và các thiết bị may.

         + Tính toán được định mức và thiết lập được quy trình sản xuất sản phẩm may.

         + Biết cách tổ chức quản lý sản xuất những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ.

        - Kỹ năng mềm:

         + Khả năng giao tiếp hiệu quả.

           + Khả năng làm việc độc lập và cộng tác có hiệu quả với các thành viên trong nhóm.

         + Có khả năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ.

         + Biết phân tích và giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tế công việc.

          + Năng động, sáng tạo và nghiêm túc.

        5. Yêu cầu về thái độ

        - Ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

        - Có lòng yêu nghề, nhận định được tầm quan trọng của nghề và tinh thần học tập không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

        - Có thái độ  tự hoàn thiện bản thân mình, tự học, tự nâng cao.

          6. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

        - Làm việc tại các công ty, xí nghiệp sản xuất liên quan đến lĩnh vực may với vai trò là người thực hiện trực tiếp hay người quản lý, điều hành với các chức danh: chuyền trưởng, phó trưởng chuyền, kỹ thuật chuyền, nhân viên KCS, tổ trưởng kỹ thuật, trưởng bộ phận kỹ thuật, trưởng bộ phận KCS, cán bộ theo dõi đơn hàng.

        - Làm việc tại các công ty tư vấn, thiết kế thuộc lĩnh vực may và thời trang với vai trò là người tư vấn, thiết kế, may mẫu.

        - Làm chủ cơ sở do cá nhân tự tổ chức sản xuất.

        - Tham gia công tác đào thuộc lĩnh vực ngành may tại các cơ sở đào tạo nghề.

        7. Khả năng học tập nâng cao trình độ khi ra trường

        - Tự học tập, nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới thuộc chuyên môn ngành đào tạo.

        - Có thể học liên thông lên trình độ đại học ngành công nghệ cắt may tại các trường trong nước.

        8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế nhà trường tham khảo

        - Chuẩn đầu ra trình độ Đại học, Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN -Vụ Giáo dục Đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo.

        - Hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22  tháng 4 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

        - Hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra, TS. Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp.

        - Hướng dẫn viết chuẩn đầu ra, Viện nghiên cứu Giáo dục - Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí minh.

        - Chuẩn đầu ra các trường đai học: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Chương trình giáo dục của Trường Đại học Công nghiệp TP HCM.

        - Các tài liệu định hướng phát triển của Trường Đại học Tiền Giang.

 

Q. HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)     

Phan Văn Nhẫn