.:Trường Đại học Tiền Giang:. 

Chia sẻ

Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang xây dựng Chương trình số 3

06-07-2018

Ngày 21/6/2018, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Tiền Giang xây dựng Chương trình số 3/Ctr-LĐLĐ về đổi mới, nâng cao hiệu quả phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế  - xã hội ở địa phương nhiệm kỳ 2018-2023.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội X Công đoàn Tiền Giang nhiệm kỳ 2018 - 2023. Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Tiền Giang xây dựng Chương trình đổi mới, nâng cao hiệu quả phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nhiệm kỳ 2018-2023 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

1.1 Đẩy mạnh và cụ thể hóa các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ, trọng tâm là phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo” với mục tiêu năng suất, chất lượng, hiệu quả; từ đó, góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch của địa phương, đơn vị.

1.2 Nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức thi đua phù hợp với từng ngành nghề, đặc điểm của đơn vị, địa phương. Chú trọng phong trào thi đua ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

1.3 Thông qua phong trào thi đua kịp thời tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc nhất là công nhân lao động trực tiếp sản xuất. Đồng thời phát hiện những tâm gương tiêu biểu, những điển hình xuất sắc để nhân rộng trong toàn tỉnh.

2. Chỉ tiêu phấn đấu

2.1 Hàng năm có 100% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước; ít nhất 80% doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước có tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước.

2.2 Có ít nhất 50% CĐCS và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có công trình, sản phẩm hoặc đề tài sáng kiến, giải pháp công tác, công trình nghiên cứu khoa học, đề án...  được ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả cao.

2.3 Có ít nhất 10 đề tài, giải pháp của CNVCLĐ tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang (Hội thi được tổ chức 2 năm/lần).

2.4 Có ít nhất 20 CNVCLĐ được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng Lao động Sáng tạo.

2.5 Có ít nhất 02 CNLĐ được Thủ trướng Chính phủ tặng Bằng khen trở lên.

2.6 Có ít nhất 90% nữ CNVCLĐ đăng ký và ít nhất 85% nữ CNVCLĐ đạt danh hiệu “Giỏi việc nước – Đảm việc nhà” hàng năm.

2.7 Hàng năm, có ít nhất 80%  CĐCS doanh nghiệp đăng ký, thực hiện và tự chấm điểm phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp; Bảo đảm An toàn - Vệ sinh lao động”.

2.8 Hàng năm có ít nhất 100% CĐCS khu vực Nhà nước, có 70% CĐCS khu vực  ngoài Nhà nước đăng ký thực hiện Phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá”, “Cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá giao thông”.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ:

 Các cấp Công đoàn tập trung thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua do Tổng LĐLĐ Việt Nam, tỉnh Tiền Giang phát động, trọng tâm là các phong trào thi đua:

- Đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo”…;

- Phong trào “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”;

- Phong trào “Thi đua học tập nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập và phát triển”;

-  Phong trào thi đua liên kết phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với phong trào “Tiền Giang chung sức xây dựng nông thôn mới”;

- Phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp; Bảo đảm An toàn - Vệ sinh lao động”;

- Phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá”, “Cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá giao thông”;

- Phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ.

2. Giải pháp:

Tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ Công đoàn, trong đó có nghiệp vụ về công tác thi đua khen thưởng; triển khai Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi đua - Khen thưởng năm 2005, 2013; các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua – Khen thưởng năm 2005, năm 2013; Quy chế Thi đua – Khen thưởng của Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng LĐLĐ Việt Nam và hướng dẫn của LĐLĐ tỉnh.

3. Phát động các tập thể, cá nhân đăng ký thực hiện những công trình, sản phẩm, đề tài, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để góp phần nâng cao chất lượng phong trào thi đua; giới thiệu gương điển hình tiên tiến; tập trung phát động có trọng điểm vào các ngày kỷ niệm lịch sử, lễ lớn của đất nước; kỷ niệm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.

4.  Phối hợp với lãnh đạo chuyên môn, chính quyền cùng cấp định kỳ sơ, tổng kết các phong trào thi đua phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, đơn vị mình. Từ đó đánh giá, nhân rộng điển hình tiên tiến các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

5. Kiện toàn Hội đồng Thi đua Khen thưởng, Hội đồng xét sáng kiến các cấp; đảm bảo việc xét thi đua phải chính xác, công khai, công bằng, kịp thời.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với Liên đoàn Lao động tỉnh

- Tổ chức phát động phong trào thi đua đến các cấp Công đoàn, CNVCLĐ; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Công đoàn về công tác thi đua khen thưởng.

- Tiếp tục phát động giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh 05 năm 02 lần; phối hợp  với Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh phát động “Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang”  02 năm 01 lần để huy động lực lượng CNVCLĐ có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến, giải pháp mới trong sản xuất và công tác.

- Phối hợp với Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang, Báo Ấp Bắc tổ chức phát động cuộc thi Giải báo chí Nguyễn Đức Cảnh; xây dựng phim phóng sự về “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” nhân Tháng Công nhân, giới thiệu các gương “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”... trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Hàng năm sơ kết các chương trình, kế hoạch phối hợp với các ngành liên quan. Tổ chức Hội nghị tuyên dương CNVCLĐ, cán bộ Công đoàn tiêu biểu nhân Tháng Công nhân; khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

2. Đối với LĐLĐ cấp huyện, các Công đoàn ngành và tương đương

- Chủ động phối hợp với chính quyền, lãnh đạo chuyên môn cùng cấp xây dựng kế hoạch tổ chức phát động thi đua, phân công trách nhiệm cụ thể, đôn đốc, kiểm tra thực hiện phong trào.

- Tổ chức đăng ký, ký kết giao ước thi đua đầu năm.

- Vận động CNVCLĐ tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang.

- Định kỳ tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua yêu nước; bình chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để biểu dương, khen thưởng nhân rộng đề nghị cấp trên khen thưởng những thành tích đặc biệt xuất sắc.

3. Đối với Công đoàn cơ sở

- Chủ động phối hợp với thủ trưởng đơn vị, lãnh đạo chuyên môn cùng cấp xây dựng kế hoạch tổ chức phát động thi đua, phân công trách nhiệm cụ thể, đôn đốc, kiểm tra thực hiện phong trào.

- Tiếp tục đổi mới nội dung, lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp với từng ngành nghề, đơn vị của đơn vị mình; tổ chức lồng ghép các phong trào thi đua vào các đợt thi đua ngắn ngày, đăng ký giao ước thi đua, đăng ký và thực hiện các đề tài, sáng kiến, công trình, sản phẩm; chú trọng xây dựng những mô hình mới, những sáng tạo mới.

- Căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế xây dựng kế hoạch hàng tháng, quý, năm với những chỉ tiêu thi đua cụ thể.

- Tham gia Hội đồng Thi đua khen thưởng, kỷ luật; Hội đồng xét Sáng kiến của đơn vị, doanh nghiệp… Kiến nghị và đề xuất khen thưởng cho đoàn viên, CNVCLĐ tích cực tham gia hưởng ứng phong trào thi đua..

- Định kỳ tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua yêu nước; bình chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để biểu dương, khen thưởng nhân rộng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.

Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn LĐLĐ cấp huyện, Công đoàn ngành, CĐCS trực thuộc và các đơn vị trực thuộc thực hiện. Định kỳ hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện với Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình.

VĨNH SƠN

Công đoàn