.: SỰ KHÁNG THUỐC CỦA CÔN TRÙNG VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TÍNH KHÁNG :. 
Chia sẻ

SỰ KHÁNG THUỐC CỦA CÔN TRÙNG VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TÍNH KHÁNG

24-02-2017

HỒ VĂN CHIẾN;  LÂM THỊ MỸ NƯƠNG; K. L. HEONG; M. MATSUMURA

TÓM TẮT

Côn trùng gây hại luôn là mối đe dọa lớn đến tính bền vững của sản xuất lúa gạo. Chúng luôn phát triển khả năng tính kháng đối với tất cả các gốc thuốc ngay cả những gốc thuốc thế hệ mới như Pyrethoid, Neonicotinoid, với tốc độ nhanh. Sự phát triển tính kháng thuốc trừ sâu là một sự kiện không thể tránh khỏi khi một loại thuốc trừ sâu được sử dụng trong một khoảng thời gian dài, thường xuyên và bừa bãi hoặc là sử dụng rộng rãi với liều lượng sử dụng ngày càng gia tăng. Người ta luôn nghĩ rằng sự khám phá hoặc đưa ra thị trường những loại thuốc trừ sâu mới sẽ luôn luôn là cách để đi trước sự phát triển tính kháng thuốc của côn trùng. Tuy nhiên, chi phí cho sự nghiên cứu và phát triển một lọai thuốc mới ngày càng tăng và quan trọng hơn là số loài côn trùng kháng thuốc trừ sâu ngày càng nhiều, kể cả đối với những loại thuốc vừa mới được giới thiệu gần đây như Imidacloprid và Buprofezin để trừ rầy nâu đã được khuyến cáo sử dụng trong chiến lược quản lý dịch hại tổng hợp “IPM” nhằm trì hoãn hay tránh sự kháng thuốc. Bằng sự hiểu biết về phương thức tác động cũng như cơ chế của tính kháng thuốc đối với các loại thuốc trừ sâu, việc quản lý tính kháng thuốc trừ sâu trong công tác kiểm soát côn trùng gây hại có thể được lên kế hoạch, phát triển và thực thi một cách hiệu quả hơn.

Từ khóa: cơ chế, kháng thuốc trừ sâu, tính bền vững.

ABSTRACT

Insect pests are always a major threat to the sustainability of rice production. They constantly develop their resistance to all insecticides even new insecticides such as Pyrethroid and Neonicotinoid, at a rapid rate. The development of insecticide resistance is an inevitable event when an insecticide is frequently and disorderly used over a long period of time or extensively used with an intensive dosage. It is thought that the discovery or marketing of new insecticides will be always a way to anticipate insecticide resistance development. Nonetheless, the cost for the research and development of a new insecticide is increasing, and it’s more important that the number of insect pest species which resist pesticides even recently introduced insecticides such as imidacloprid and buprofezin against the BPHs, recommended to use in the pest control strategy within a proper IPM (integrated pest management) program to delay or avoid resistance, is raising. With knowledge about the action mode as well as the resistance mechanism to insecticides, resistance management in the insect pest control can be better planned, developed, and implemented.

Key words: mechanism, insecticide resistance, sustainability.

Phòng Quản lý khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế