13-08-2019
Theo phân tích nhu cầu lao động đến năm 2020, nguồn nhân lực trong ngành nông - lâm - ngư sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Hiện nay, có khoảng hơn 350 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trong và ngoài nước đang hoạt động, phát triển mạnh theo hướng tập trung, chuyên môn hóa. Sản phẩm chăn nuôi cần theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển chăn nuôi bền vững mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Do đó, nhu cầu nhân lực có kiến thức chuyên môn về Chăn nuôi ngày càng cao.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang định hướng đến năm 2030, thì chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn và kỹ thuật công nghệ cao để tăng sản lượng, chất lượng thịt, trứng, sữa. Đồng thời, hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, áp dụng kỹ thuật phù hợp nhằm tăng năng suất, hạn chế dịch bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, qua khảo sát hàng năm, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và các tỉnh lân cận đều có nhu cầu tuyển mới nhân sự nhưng nguồn nhân lực hiện có của địa phương cũng như khu vực chưa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các đơn vị này. Trong thời gian vừa qua, hơn 80% sinh viên ngành chăn nuôi thú y của trường Đại học Tiền Giang đã được tuyển dụng sau tốt nghiệp tốt nghiệp.
Khi sinh viên tốt nghiệp ngành Chăn nuôi tại Đại học Tiền Giang, sẽ được trang bị các kiến thức về quy trình chăn nuôi; hiểu biết về di truyền giống, thức ăn dinh dưỡng và kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm…; kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, hiểu biết về thị trường chăn nuôi; làm việc nhóm, quản lý thời gian, lập kế hoạch, hình thành chuẩn mực thái độ và đạo đức nghề nghiệp. Sau khi hoàn thành chương trình hệ đại học Chăn nuôi ba năm rưỡi, người học được cấp bằng Kỹ sư Chăn nuôi và có thể làm cán bộ kỹ thuật tại các trang trại chăn nuôi; Nhân viên kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y; Tự kinh doanh, khởi nghiệp…
Sinh viên tham gia các giờ học thực hành tại phòng thí nghiệm chuyên môn...
... và tham quan thực tế.
Trong những năm gần đây, Bộ môn Chăn nuôi - Thú y, Khoa Nông nghiệp & Công nghệ Thực phẩm, Đại học Tiền Giang thực hiện cải tiến chương trình đào tạo gắn kết các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và tuyển dụng với các công ty trong và ngoài nước như: Công ty TNHH VIBO; công ty TNHH Chăn nuôi THANH BÌNH; Công ty TNHH một thành viên bò sữa Thành Phố Hồ Chí Minh; Công ty TNHH Chăn nuôi New Hope; Công ty CP Greenfeed Việt Nam; Công ty TNHH MTV Sản xuất Menon; Bệnh viện thú y quốc tế New Pet Hospital,… nhằm giúp sinh viên tiếp cận thực tế sản xuất bằng cách tham quan các công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại nhất hiện nay tại công ty. Công ty sẽ tạo điều kiện cho sinh viên các ngành Chăn nuôi - Thú y tham quan nhà máy công ty; thực tập kỹ thuật nuôi tại các trang trại; tổ chức các buổi seminar với các chuyên đề chăn nuôi; Các hoạt động hội thảo, tư vấn tuyển sinh, tọa đàm doanh nghiệp – sinh viên hàng năm. Nhà trường làm cầu nối để sinh viên ứng tuyển việc làm tại các doanh nghiệp, đảm bảo sinh viên tìm được việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên tham quan kiến tập tại công ty thuốc thú y VIBO
Trao đổi sinh viên quốc tế là một trong những hoạt động luôn được Bộ môn Chăn nuôi - Thú y quan tâm và tạo điều kiện cho các em sinh viên tham gia. Đây là một hoạt động thường niên nhằm giúp các nhà khoa học, sinh viên quốc tế đến trường Đại học Tiền Giang học tập, nghiên cứu và giao lưu. Đồng thời, tạo cơ hội cho sinh viên tại Đại học Tiền Giang nâng cao kỹ năng giao tiếp, khả năng ngoại ngữ và tham gia các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế. Trong những năm vừa qua, Bộ môn Chăn nuôi - Thú y đã thực hiện các hoạt động nhận tình nguyện viên, chuyên gia đầu ngành Chăn nuôi từ các trường đại học từ Mỹ (Đại học Bang South Dakota), Nhật (Đại học Okayama), Pháp (Đại học Picardie)…
Giáo sư BOB Thaler và các giảng viên đến thăm tại trang trại chăn nuôi gà trong tỉnh Tiền Giang.
Trường ĐH Tiền Giang hiện đang tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển NV3 các ngành, trong đó còn 25 chỉ tiêu ngành Chăn nuôi (hệ ĐH). Các nhóm ngành xét tuyển gồm:
Toán, Vật lý, Hóa học (A00);
Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01);
Toán, Sinh học, Hóa học (B00);
Toán, Tiếng Anh, Sinh học (B08)
* Hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm:
- Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu)
- Bảng chính giấy chứng nhận kết quả điểm thi THPT quốc gia năm 2019.
b. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập 3 học kỳ THPT (HK1, HK2 lớp 11 và HK1 hoặc HK2 lớp 12): Thí sinh phải có tổng điểm trung bình môn học trong tổ hợp dùng để xét tuyển cộng thêm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng đạt từ 18.0 điểm trở lên và có học lực lớp 12 xếp loại trung bình trở lên.
* Hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm:
- Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu của Trường).
- 01 bản sao chứng minh nhân dân (CMND).
- 01 bản sao học bạ THPT có công chứng.
- 01 bản sao bằng tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương) có công chứng.
3. Thời gian nhận hồ sơ ĐKXT: từ ngày 13/8 đến 22/8/2019.
. Lệ phí xét tuyển: 30.000 đồng/hồ sơ.
4. Hình thức nhận hồ sơ ĐKXT
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường.
- Gửi hồ sơ qua đường bưu điện, dịch vụ chuyển phát ưu tiên (kèm theo
lệ phí xét tuyển).
- Đăng ký trực tuyến (online): www.dangkyxettuyen.tgu.edu.vn
Mọi chi tiết xin liên hệ
- Thông tin trên Website của Trường: http://www.tgu.edu.vn.
MINH TÚ - VĂN PHƯỚC
Khoa Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm