.:Trường Đại học Tiền Giang:. 

Chia sẻ

Phương án phòng ngừa và xử lý ngộ độc thực phẩm ở Trường Đại học Tiền Giang

02-05-2024

Thực hiện Kế hoạch số 433/KH-ĐHTG ngày 15 tháng 4 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tiền Giang về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 tại Trường Đại học Tiền Giang, để kịp thời xử lý và khắc phục hậu quả khi có xảy ra ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trong phạm vi trường, Trường Đại học Tiền Giang xây dựng phương án Phòng ngừa và xử lý ngộ độc thực phẩm năm 2024.

Phương án gồm các nội dung cụ thể như sau:

* Về nguyên tắc xử lý vụ ngộ độc thực phẩm 

1. Xác định vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP): Là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra với 2 người trở lên có dấu hiệu ngộ độc khi ăn cùng một loại thực phẩm cùng một địa điểm, thời gian. 

Người bị ngộ độc thực phẩm là người bị nhiễm độc tố do ăn hoặc uống phải những thức ăn mang các vi khuẩn có độc. Các vi khuẩn này có thể hình thành do thức ăn bị ôi thiu, hoặc có chất phụ gia nào đó vượt mức cho phép trong khẩu phần ăn hoặc nước uống. 

2. Phối hợp với các cơ sở y tế địa phương và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện công tác chuyên môn để khắc phục hậu quả như: sơ cấp cứu tại chỗ người bệnh; chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh viện có đủ điều kiện cấp cứu, điều trị đối với những trường hợp có diễn biến nặng; điều tra xác định nguyên nhân; xử lý môi trường... 

3. Tổ chức điều tra bằng phiếu khai báo đối với người bị nhiễm độc, cá nhân buôn bán thực phẩm tại căng tin hoặc cá nhân, đơn vị cung ứng suất ăn tập thể cho trường để tìm hiểu các thông tin về nguồn gốc, nguyễn nhân ngộ độc thực phẩm, có biện pháp xử lý hoặc báo cơ quan chức năng kịp thời xử lý, khắc phục hậu quả ngộ độc thực phẩm. 

4. Tổ chức lấy mẫu thức ăn, thức uống nghi ngờ nhiễm độc thực phẩm gửi cơ quan 

chức năng giám định. 

5. Kịp thời tạm dừng hoạt động buôn bán, cung ứng suất ăn tập thể đối với cá nhân, đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống cho trường trong thời gian có xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến người cung cấp dịch vụ ăn uống. 

* Các hoạt động chính 

1. Trước khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm 

- Xây dựng kế hoạch, phương án phòng ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm; triển khai đến viên chức, sinh viên và các cá nhân,đơn vị liên quan nhằm nâng cao ý thức phòng ngừa, phòng chống ngộ độc thực phẩm. 

- Thường xuyên kiểm tra mẫu thực phẩm, giám sát các dịch vụ cung cấp thức ăn, thức uống tại căng tin trường nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện sớm vụ ngộ độc thực phẩm. 

- Tiến hành điều tra ngộ độc thực phẩm để tiến hành điều tra, thu thập thông tin, cung cấp cho cơ quan chức năng xử lý nếu có xảy ra ngộ độc thực phẩm. 

- Chuẩn bị đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện,.. để khám và sơ cứu kịp thời khi có xảy ra ngộ độc thực phẩm. 

- Cử cán bộ y tế tham gia tập huấn kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong cấp cứu người bị ngộ độc thực phẩm và điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm. 

2. Khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm 

a) Tiếp nhận thông tin về ngộ độc thực phẩm, người bị ngộ độc thực phẩm 

Khi có thông tin về NĐTP từ cá nhân người có triệu chứng NĐTP hoặc từ cá nhân, tổ chức khác liên đến NĐTP xảy ra trong trường, người tiếp nhận thông tin phải báo ngay cho lãnh đạo (Ban Giám hiệu) hoặc lãnh đạo đơn vị (Phòng Tổ chức-Hành chính) để biết và chỉ đạo xử lý kịp thời. 

b) Xử lý ngộ độc thực phẩm 

Nếu NĐTP xảy ra đối với 1 người thì Cán bộ y tế của trường phải nhanh chóng tiến hành các nghiệp vụ chuyên môn để xử lý: thăm khám, sơ cấp cứu ban đầu hoặc quyết định chuyển cơ sở y tế điều trị trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn. Đồng thời tiến hành thu thập thông tin khai báo từ người mắc hoặc nười cung cấp thông tin về NĐTP. 

- Trường hợp xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm (từ 2 người trở lên) thì cán bộ y tế vừa tiến hành các biện pháp chuyên môn để sơ cấp cứu, vừa phải báo cáo ngay cho cơ sở y tế địa phương (nơi gần nhất) để hỗ trợ các biện pháp xử lý (cấp cứu, chuyển viện,....) kịp thời. 

c) Tiến hành điều tra vụ ngộ độc thực phẩm 

Trong trường hợp nếu xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, trường sẽ thành lập tổ điều tra vụ NĐTP để tiến hành điều tra, xác minh các thông tin liên quan đến NĐTP, đồng thời báo cáo chính quyền địa phương và cơ quan y tế dự phòng thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định. 

Mỗi đơn vị trong Trường cũng được phân công nhiệm vụ gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, đảm bảo xử lý hiệu quả phương án mà nhà trường đã đề ra.

BBT