08-04-2019
ThS. Nguyễn Thị Thảo
Đục khoét của nhân dân
Ăn bớt của bộ đội
Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ô.
Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là:
Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”.
“Tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội, tham ô là trộm cắp của công, chiếm của công làm của tư. Nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân; hại đến đạo đức cách mạng của người cán bộ và công nhân”. [9, 530]
- “Lãng phí là gì?
Lãng phí có nhiều cách:
Lãng phí sức lao động...
Lãng phí thời gian...
Lãng phí tiền của...
Tham ô là trộm cướp. Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô. Mà có nạn tham ô và lãng phí là vì có bệnh quan liêu.” [6, 488 - 489].
“Tham ô, lãng phí một phần lớn do bệnh quan liêu mà ra.
- Quan liêu là gì? Quan liêu là những người phụ trách bất kỳ cấp nào không gần gũi cán bộ, không theo dõi công việc thiết thực, không theo dõi cán bộ để biết tính nết, khả năng, để thấy điều tốt thì khuyến khích, thấy điều xấu thì can ngăn, giáo dục, giúp đỡ, sửa chữa. Thế là cán bộ xa thực tế, xa bộ đội, xa nhân dân, không dân chủ”. [6, 514].
"Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí. Vì vậy, muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí, thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu". [6, 515].
“Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”. [6, 490].
“Tệ tham ô, lãng phí, quan liêu là cái xấu xa do xã hội cũ để lại, như cái ung nhọt còn sót lại trên thân thể của người khổng lồ. Công khai và mạnh dạn gạt bỏ cho thật sạch những ung nhọt ấy thì thân thể càng mạnh khỏe thêm”. [10, 574].
“Vì quan liêu, tham ô, lãng phí có hại cho nhân dân, cho Chính phủ, cho đoàn thể, cho kháng chiến và kiến quốc, nên mọi người có quyền và có nghĩa vụ phải chống.” [6, 534].
Quan liêu, tham ô, lãng phí là tội ác. Phải tẩy sạch nó để thực hiện cần kiệm liêm chính, để đẩy mạnh thi đua sản xuất và tiết kiệm, để đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến thành công, để xây dựng thuần phong mỹ tục trong toàn dân, toàn quốc.” [6, 290-291].
“Kiên quyết chống tham ô là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân”. [10, 573].
Bước đầu thì chống bằng cách kiểm thảo và phê bình. Còn những người, những cơ quan hoặc đoàn thể nào phạm những điều ấy, thì cần phải thật thà và công khai tự kiểm thảo và kiên quyết sửa đổi. [6, 534].
“Mỗi người phải tự mình chống tham ô lãng phí, gây thành một phong trào làm cho mọi người thấy đó là một tội ác xấu xa, ai cũng gớm, cũng ghét. Cần phải đấu tranh từ bỏ tội ác đó”. [6, 514].
“Muốn chống tham ô lãng phí, chống quan liêu thì phải dân chủ, gây tự phê bình và phê bình, làm cho mọi người biết tự phê bình mình và dám phê bình người. Tất nhiên không phải nói lu bù nhưng phải để cho người phụ trách thấy, để quần chúng thấy, thì tham ô lãng phí không thể nảy nở được”. [6, 515].
“Nếu không kiên quyết chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh, lãng phí, tham ô, thì nó sẽ cản trở, phá hoại ta tiến lên chủ nghĩa xã hội”. [10, 81].
Người chỉ rõ, tham ô, tham nhũng lãng phí và bệnh quan liêu “là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta… làm hỏng tinh thần trong sạch, ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo dức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính” [6, 295].
"Cán bộ phải tôn trọng dân chủ, nhưng đồng bào phải đòi quyền dân chủ nhân dân của mình. Mình làm cách mạng để thực hiện dân chủ, không phải làm cách mạng để thành ''Cán chủ''. Phải loại trừ cho nhanh chừng nào tốt chừng ấy các tệ nạn quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lãng phí''. [11, 233].
“Để kháng chiến thắng lợi, để xây dựng nước nhà, chiến sĩ thì hy sinh xương máu, đồng bào thì hy sinh mồ hôi, nước mắt để đóng góp. Mà những kẻ tham ô, lãng phí và quan liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và của nhân dân. Tội lỗi ấy cũng nặng như tội Việt gian, mật thám”. [6, 490].
“Tham ô, lãng phí là có tội, mà tham ô lãng phí gạo cứu đói, tội lại càng lớn hơn. Không khác gì gián điệp giết hại đồng bào đó. Thế là có tội với Đảng và Chính phủ, đối với nhân dân, đối với nước bạn. Đó là tội thật to. Các cấp ủy cùng với cán bộ cần tìm ra gốc rễ tham ô, lãng phí và xử trí đúng mức”. [7, 573].
“Tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân là hành động trộm cắp, mà ai cũng phải thù ghét, phải trừ bỏ”. [10, 313].
“Cán bộ và đảng viên phải nâng cao tinh thần phụ trách, nêu gương “cần, kiệm, liêm, chính”, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân, phải chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh là nguồn gốc sinh ra tham ô, lãng phí”. [10, 313].
“Việc chống tham ô, lãng phí, quan liêu là rất cần thiết và phải làm thường xuyên. Nó có hai ý nghĩa quan trọng:
- Nó làm cho mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ, ý thức bảo vệ của công, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, để nâng cao đời sống của nhân dân.
- Nó giúp cho cán bộ và đảng viên ta giữ gìn phẩm chất cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”. [10, 577-578].
“Nếu chính mình tham ô, bảo người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được” [7, 59].
“Phải giáo dục cho cán bộ và công nhân nhận rõ mình là chủ nước nhà, là chủ xí nghiệp, do đó mà tích cực chống tệ quan liêu, lãng phí, tham ô, đề cao tinh thần quý trọng của công, ra sức cần kiệm xây dựng đất nước”. [10, 261].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
[2]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập (tập 6), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[3]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập (tập 7), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[4]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập (tập 9), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[5]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập (tập 10), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[6]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập (tập 11), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[7]. http://kllct.dlu.edu.vn/vi/tu-tuong-ho-chi-minh-b890d/ho-chi-minh-toan-tap-f27c9
Khoa Lý luận chính trị - Giáo dục Quốc phòng và Thể chất